Theo ông Phạm Sỹ Danh, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ số và xu hướng điện toán đám mây, những lỗ hổng bảo mật cũng tăng theo. Điều này dẫn đến những rủi ro trong hoạt động kế toán quản trị, nghiệp vụ thanh toán, hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.
Dự báo trong 3 đến 10 năm tới, các phần mềm và hệ thống thông minh sẽ thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình phức tạp và đa diện như, hoàn tất các thỏa thuận tài chính, hỗ trợ các xu hướng dịch vụ thuê ngoài và tái sử dụng nội bộ một số dịch vụ khác. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần trang bị và nâng cấp thêm các công cụ và biện pháp bảo mật mới, theo kịp với xu thế phát triển của công nghệ, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên trong vấn đề này mới có thể đảm bảo an toàn thông tin cho các hoạt động của mình.
Trong phần phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài Chính cho biết, cuộc CMCN 4.0 chính là điều mà kế toán viên, kiểm toán viên và chuyên gia tài chính cần nhận thức được trong bối cảnh hiện nay. Trong tương lai gần, ảnh hưởng từ CMCN 4.0 sẽ thay đổi cách thức tiến hành công việc của kế toán kiểm toán, cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, CMCN 4.0 vừa đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành kế toán kiểm toán, tài chính, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho những ai sẵn sàng ủng hộ và thích nghi.
Tại Hội thảo lần này, Bộ Tài chính mong muốn các chuyên gia sẽ đưa ra bức tranh về CMCN 4.0 trên thế giới và Việt Nam, sự ảnh hưởng của nó đến công tác kế toán kiểm toán trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay như thế nào, đồng thời đưa ra các dự báo trong thời gian tới.
Theo chia sẻ của ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), kế toán sẽ là một trong các lĩnh vực dẫn đầu về ứng dụng CNTT. Trong đó, quy trình kế toán đã và sẽ có sự thay đổi căn bản khi hầu hết các phần thực hành kế toán đều ứng dụng CNTT, kể cả hoạt động ghi sổ, lập báo cáo tài chính. CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn các kênh và phương thức huy động, phân phối vốn, phương thức tiếp cận vốn, tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Với việc ứng dụng CNTT hiện tại, ứng dụng kỹ thuật số, các sản phẩm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm, dịch vụ phụ trợ phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe những chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế kế toán kiểm toán trong CMCN 4.0 của ông Vaidyanathan (ACCA); Thực tiễn tình hình triển khai tài chính kế toán tại các doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam của đại diện IBM Việt Nam….
Có thể thấy rằng, vấn đề an toàn thông tin và an ninh mạng trong hoạt động kế toán kiểm toán, tài chính trong thời đại hiện nay là vô cùng quan trọng, vừa đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, tạo lập lòng tin, sự yên tâm và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tài chính, kế toán. Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức để Việt Nam thực hiện thúc đẩy tài chính toàn diện.
Hội thảo “Thời cơ và thách thức với kế toán kiểm toán trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0” do Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội kế toán công chứng Vương Quốc Anh (ACCA) tổ chức. Mục tiêu của Hội thảo nhằm đánh giá ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đến lĩnh vực kế toán kiểm toán trên toàn cầu, trong khu vực và tại Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục quản lý và giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài Chính; ông Narayanan Vaidyanathan, Trưởng Bộ phận nghiên cứu chuyên môn ACCA toàn cầu. Ngoài ra, còn có đại diện các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài Chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế và Việt Nam, các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán và các giải pháp công nghệ kế toán kiểm toán, giảng viên các trường đại học liên quan đến lĩnh vực kế toán kiểm toán...
Nhật Minh
16:00 | 14/05/2018
16:15 | 24/07/2015
15:39 | 11/05/2015
13:00 | 23/10/2024
Trong tháng 9, hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet ghi nhận 18 hệ thống cơ quan nhà nước đã kết nối đến hạ tầng botnet (mạng máy tính ma), đặt ra các nguy cơ mất an toàn thông tin. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã vào cuộc hỗ trợ xử lý.
12:00 | 21/10/2024
Báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10 đã nêu bật những thách thức và rủi ro đối với ngành truyền thông từ việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
08:00 | 24/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 24 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024