Văn phòng Kiểm sát Tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, đã có sự gia tăng các cuộc tấn công ransomware vào một số tổ chức của Hoa Kỳ, khiến cho nhu cầu thanh toán để chuộc lại dữ liệu bị đánh cắp tăng lên. Nhiều tổ chức từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả những thành phố và trường đại học ở Mỹ, đã thực hiện trả một số tiền đáng kể để khôi phục lại những dữ liệu đã bị mã hóa sau cuộc tấn công ransomware.
Điển hình như việc thành phố Riviera Beach – Florida đã đồng ý trả 600.000 USD tiền chuộc cho dữ liệu đã bị tin tặc tấn công vào hồi tháng 6/2019. Hay gần đây nhất, trường Đại học California San Francisco (UCFS) đã thanh toán khoảng 1,14 triệu USD cho những thông tin bị đánh cắp trong một cuộc tấn công ransomware vào đầu tháng 6/2020.
OFAC chỉ ra rằng, các công ty, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện thanh toán cho các cuộc tấn công ransomeware có thể bị OFAC áp dụng các hình phạt dân sự ngay cả khi họ không biết hoặc biết rằng đang giao dịch với những tổ chức hoặc người nằm trong danh sách Người bị chặn (SDN). Các cá nhân và tổ chức nếu thực hiện thanh toán cho những người hoặc tổ chức nằm trong danh sách SDN này có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 20 triệu USD nếu trước đấy họ không nhận được giấy phép hoặc lệnh phân bổ đặc biệt. Những khoản tiền thanh toán ransomeware cho những người hoặc khu vực pháp lý đang chịu các biện pháp trừng phạt của OFAC có thể được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động bất lợi cho an ninh quốc gia và các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Việc tạo điều kiện thanh toán ransomeware cho tội phạm mạng không chỉ khuyến khích các cuộc tấn công trong tương lai mà còn có nguy cơ vi phạm các quy định của OFAC. Hơn nữa việc trả tiền chuộc này không có gì đảm bảo rằng nạn nhân sẽ lấy lại được dữ liệu hoặc không bị tiết lộ thông tin bị đánh cắp, mà còn khuyến khích tội phạm mạng gia tăng nhiều cuộc tấn công hơn nữa.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng, các công ty, tổ chức nên thực hiện báo cáo các cuộc tấn công ransomeware cho cơ quan thực thi pháp luật một cách kịp thời và hợp tác với họ để giảm thiểu tối đa thiệt hai cũng như khả năng vi phạm các quy định của OFAC.
Quốc Trường
15:00 | 23/07/2021
07:00 | 04/10/2021
10:00 | 10/02/2022
11:00 | 24/10/2024
Suốt chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (12/9/1945 - 12/9/2024), ngành Cơ yếu Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng đặc biệt tin cậy, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
10:00 | 26/09/2024
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sắp xếp ngân sách để đầu tư vào công nghệ, cũng như không có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo về Blockchain và AI để vận hành hiệu quả”, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
07:00 | 12/09/2024
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có một lực lượng thầm lặng nhưng không kém phần quan trọng, đã góp phần bảo vệ độc lập, tự do và sự phát triển của đất nước, đó chính là lực lượng cơ yếu. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật quốc gia và trân trọng hơn những hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cơ yếu, bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe về một ngành Cơ mật, đặc biệt.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024