Deutsche Welle: Một năm trước, tờ The Guardian xuất bản bài báo đầu tiên về hoạt động giám sát của NSA dựa trên báo cáo của Edward Snowden. Nhiều bí mật khác cũng đã được tiết lộ sau đó và gây ra một cuộc tranh luận mạnh mẽ về do thám mạng và bảo mật trên toàn thế giới. Giờ đây, đã qua một năm, ảnh hưởng quan trọng nhất của bản báo cáo này là gì?
Bruce Schneier: Tới nay, ảnh hưởng quan trọng nhất là những thông tin mọi người đã biết tới sau khi chúng được công bố, đã thúc đẩy các tranh luận gay gắt hơn. Rất nhiều thông tin thu thập được từ các tài liệu về NSA không gây ngạc nhiên, nhưng cách mà họ thực hiện thì nằm ngoài suy đoán của chúng tôi. Với việc công bố các tài liệu này ra toàn thế giới và châm ngòi cho các cuộc tranh luận, Snowden đã có một đóng góp xã hội rất lớn. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng anh này xứng đáng được trao giải thưởng và mọi người cần tôn trọng anh ta.
Và theo ông thì điều gì đã bị lãng quên nhất, nhưng tàn dư lại vô cùng quan trọng trong cái gọi là vụ bê bối NSA?
Tôi cho rằng đã có một vài điều không được đưa ra bàn luận đầy đủ. Đầu tiên là số lượng dữ liệu đã được chia sẻ giữa NSA và các tổ chức khác ở Mỹ như FBI, DEA và DHS,.... Báo cáo chỉ tập trung vào NSA, do đó, không có nhiều thảo luận về phương thức trao đổi thông tin qua lại giữa các tổ chức chính phủ. Chúng ta đều biết chắc chắn về điều đó, nhưng cũng chính điều này không thực sự được chú ý tới.
Thứ hai, kể từ khi các tài liệu tập trung vào NSA, người ta cũng đã không chú ý về những gì các quốc gia khác đang làm, không chỉ ở Anh và các nước khác trong khối EU, mà cả Trung Quốc, Nga, Iran, Syria hay Ấn Độ. Những hành động do thám này không chỉ có duy nhất ở NSA. Chúng có nhiều điểm chung. Và đã không có cuộc thảo luận mang tầm quốc tế nào về những điều đã diễn ra. Đây là hai điều quan trọng mà tôi nghĩ là đã không được nhắc đến.
Một điều nhỏ hơn là cách thức những dòng dữ liệu này tương quan với nhau. Bản báo cáo có xu hướng chỉ bàn bạc về sự thu thập thông tin. Vài ngày trước, chúng tôi biết được rằng NSA thu thập thông tin về người dân thông qua nhận dạng khuôn mặt và gắn tên lên đó, thu thập thông tin về nơi ở, thu thập dữ liệu thoại trong điện thoại di động, nội dung email, hoặc danh sách bạn bè. Điều quan trọng là bạn có thể làm được gì nếu bạn có thể xây dựng các mối tương quan của các dòng dữ liệu này với nhau. Điều này cần được đưa ra phân tích kỹ càng, vì chúng quan trọng như việc dữ liệu bị thu thập và nó sẽ “đáng sợ” hơn khi người ta bắt đầu hiểu sâu hơn về nó. Nhưng kể từ khi các báo cáo có xu hướng tập trung vào sự thu thập dữ liệu, những câu chuyện đem ra bàn bạc cũng chỉ tập trung vào điều này.
09:00 | 29/10/2024
Gã khổng lồ công nghệ Google hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến khi trí tuệ nhân tạo bùng nổ.
17:00 | 11/10/2024
Ngày 11/10/2024, tại Nha Trang, Hội thảo quốc gia lần thứ XXVII "Một số vấn đề chọn lọc của công nghệ thông tin và truyền thông" (VNICT 2024) đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học trên khắp cả nước.
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
10:00 | 18/09/2024
Ngày 17/9/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo khoa học về An toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “An toàn thông tin trong xu hướng Chuyển đổi số”. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm 286 - Bộ Tư lệnh 86, quy tụ hơn 200 chuyên gia bảo mật, đại diện các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, cơ quan quản lý, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng khu vực phía Nam.
Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
16:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Google sẽ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào Android 15, tạo ra lớp phòng thủ mới giúp người dùng tránh xa nguy cơ từ các ứng dụng độc hại. Tính năng này hứa hẹn nâng cao đáng kể khả năng bảo mật trên hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới.
10:00 | 30/10/2024