Theo nhóm bảo mật của Microsoft, chiến dịch này hiện đang tận dụng một hướng tấn công phát tán thư rác hàng loạt bằng các email có chứa tệp PDF độc hại đính kèm. "Những kẻ tấn công đã sử dụng các tài khoản email bị xâm nhập để thực hiện chiến dịch tấn công bằng email”, Microsoft cho biết trên Twitter. “Các email chứa một tệp đính kèm có vẻ là một file PDF nhưng khi mở ra, nó được kết nối với một tên miền độc hại để tải xuống phần mềm độc hại STRRAT.”
Nội dung email giả mạo
Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 6/2020, STRRAT là một trojan truy cập từ xa (RAT) có thể hoạt động như một cửa hậu trên các máy chủ bị nhiễm.
Theo phân tích kỹ thuật của công ty bảo mật G DATA (Đức), RAT có nhiều tính năng khác nhau, từ khả năng lấy cắp thông tin đăng nhập đến khả năng giả mạo các tệp cục bộ.
Nhà phân tích phần mềm độc hại Karsten Hahn của G DATA cho biết, STRRAT có thể kết xuất và lấy cắp thông tin đăng nhập từ các trình duyệt và ứng dụng email như: Firefox, Internet Explorer, Chrome, Foxmail, Outlook và Thunderbird.
STRRAT cũng có thể chạy các lệnh shell hoặc PowerShell tùy chỉnh nhận được từ máy chủ điều khiển, khiến kẻ tấn công có toàn quyền kiểm soát máy chủ bất kỳ lúc nào.
Nếu kẻ tấn công không muốn tương tác với máy chủ bị nhiễm thông qua một máy chủ trung gian, chúng cũng có tùy chọn sử dụng STRRAT để cài đặt RDWrap, một công cụ mã nguồn mở cho phép kẻ tấn công kết nối với máy chủ thông qua giao thức truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Protocol - RDP).
Đặc điểm nổi bật so với hầu hết các chủng RAT khác nhau đó là thói quen mã hóa của STRRAT. “Cái gọi là mã hóa chỉ là đổi tên các tệp bằng cách thêm phần mở rộng .crimson," Hahn cho biết vào năm 2020 khi phân tích STRRAT v1.2.
Điều này có thể vẫn đúng đối với mã độc tống tiền vì các tệp như vậy không thể truy cập bằng cách nhấp đúp. Tuy nhiên, nếu tiện ích mở rộng bị xóa, các tệp có thể được mở như bình thường.
Phiên bản mới nhất của phần mềm độc hại STRRAT dựa trên Java (1.5), được phát hiện trong một chiến dịch email lớn trong tháng 5/2021, bởi hành vi giống như mã độc tống tiền là gắn phần mở rộng tên tệp .crimson vào các tệp mà không thực sự mã hóa chúng. Nhưng trong khi Hahn phân tích STRRAT v1.2, Microsoft cho biết hành vi mã hóa giả mạo này vẫn tồn tại trong STRRAT v1.5.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dùng hoặc các công ty khi nhận thấy tệp của dữ liệu được mã hóa bằng phần mở rộng .crimson, thì cần xóa phần mở rộng này. Việc này nên được thực hiện trước trên một tệp thử nghiệm, vì các chủng mã độc tống tiền khác cũng có thể đang sử dụng phần mở rộng này. Nếu các tệp có thể được mở sau khi xóa phần mở rộng .crimson, thì rất có thể máy tính đã bị nhiễm STRRAT và việc lây nhiễm sẽ cần được chuyên gia bảo mật giải quyết.
Quốc Trung
(theo Therecord.media)
08:00 | 12/10/2017
15:00 | 11/06/2021
20:00 | 30/06/2021
16:00 | 14/05/2021
10:00 | 10/11/2021
14:00 | 22/02/2022
10:00 | 08/04/2022
08:00 | 03/02/2021
10:00 | 27/10/2024
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới đang nở rộ tại Úc, trong đó kẻ xấu giả mạo các trung tâm chăm sóc sức khỏe để chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân của chiêu trò tinh vi này.
15:00 | 01/10/2024
Không chỉ bị thu hồi tên định danh, hai doanh nghiệp còn phải nộp phạt 250 triệu đồng vì hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang đẩy mạnh xử lý vi phạm nhằm đảm bảo môi trường viễn thông lành mạnh.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
16:00 | 19/09/2024
Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2024, được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên ngành của Liên hợp quốc công bố ngày 12/9/2024. Trong báo cáo, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU năm 2024.
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
13:00 | 11/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, ChatGPT nay đã được OpenAI trang bị thêm tính năng tìm kiếm với sự hỗ trợ của AI, hứa hẹn tạo nên làn sóng cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vốn đang bị thống trị bởi Google.
13:00 | 11/11/2024