Các dịch vụ công trực tuyến này thuộc thẩm quyền giải quyết của 17 sở, ban, ngành cùng các UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định được giao trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Danh mục 188 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 157 dịch vụ công trực tuyến mức 4 thực hiện tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định.
Cơ quan này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Cùng với việc công khai danh mục mới, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định phải đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của đơn vị, đảm bảo số lượng hồ sơ phát sinh trực tuyến đáp ứng theo tỷ lệ quy định.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2020, tổng số thủ tục hành chính được cập nhật trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Bình Định là 1.789 thủ tục. Tổng số thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức 3, 4 là 270, chiếm 15,09%.
Trong đó, có 185 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 85 dịch vụ mức 4, đạt lần lượt 10,34% và 4,75% tổng số thủ tục hành chính. Cũng trong năm 2020, số thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh Bình Định có phát sinh hồ sơ là 185 thủ tục, đạt 66%.
Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Định từ năm 2020 đến tháng 3/2021.
Như vậy, với danh mục mới được UBND tỉnh Bình Định ban hành, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tăng thêm 75 dịch vụ, với 3 dịch vụ mức 3 và 72 dịch vụ mức 4.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong tổng số thủ tục hành chính của Bình Định đã được cải thiện, nâng từ 4,75% lên đạt 8,77%, tăng gần gấp đôi, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, tỉnh đạt được trong năm 2020 là đạt tối thiểu 30%.
Trước đó, tại báo cáo tình hình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong năm 2020, Sở TT&TT Bình Định cũng chỉ rõ, hạn chế của địa phương này chính là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 chưa đạt chỉ tiêu quy định, tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao.
Nguyên nhân theo phân tích của Sở TT&TT tỉnh Bình Định, là do nhận thức về chuyển đổi số của một bộ phận công chức còn hạn chế; khả năng chuyển đổi điều kiện và môi trường làm việc chưa cao. Cùng với đó, người dân còn e ngại tiếp cận các dịch vụ CNTT, thiếu kỹ năng, thiết bị để thực hiện những dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4. Theo thống kê, tính đến ngày 20/2/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đã đạt 56,26%, cả nước đã có 37 tỉnh, thành phố hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt 30%, nhưng vẫn còn 26 địa phương có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp dưới 30%.
Với Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, từ ngày 9/12/2019 đến ngày 23/2/2021, đã tích hợp, cung cấp 2.789 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 109 triệu lượt truy cập, trên 446.000 tài khoản đăng ký; hơn 32 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng.
M.H
22:00 | 01/01/2021
15:00 | 23/03/2021
12:00 | 02/01/2021
18:00 | 30/12/2020
14:00 | 01/03/2024
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06). Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trong công cuộc CĐS quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP), để thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện, Ban đã thực hiện triển khai hệ thống định danh tập trung căn cứ theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP nhằm đảm bảo quá trình CĐS của Ban CYCP được thống nhất, đồng bộ, qua đó góp phần vào sự phát triển của các dịch vụ công toàn trình phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện CĐS thành công.
09:00 | 16/08/2023
Sáng 14/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT dành cho cán bộ chuyên trách CNTT trong Hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
15:00 | 21/04/2023
Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 08 Chương, 54 Điều vừa được Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách (Hội nghị) cho ý kiến và sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023. Tại Hội nghị, các ý kiến đại biểu cho rằng, chữ ký số chuyên dùng công vụ cần phải được quản lý, cung cấp một cách chặt chẽ, bảo mật, không nên giao cho các tổ chức bên ngoài. Đồng thời đề nghị cần bổ sung rõ nhiệm vụ, vai trò của Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vai trò quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về trách nhiệm quản lý chữ ký số chuyên dùng công vụ.
15:00 | 14/04/2023
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị kết nối Internet (Internet of Things-IoT) đã và đang thay đổi cách thức sống, làm việc và cả cách tạo ra, chia sẻ, thu thập, sử dụng dữ liệu của người dùng. Hiện tại có trên 14 tỷ thiết bị IoT trên toàn thế giới, con số này ước tính sẽ còn tăng cao lên tới 27 tỷ thiết bị vào năm 2025. Dự kiến trong năm 2023, thế giới sẽ chứng kiến các thiết bị IoT được triển khai rộng rãi trên nhiều mặt với nhiều công nghệ và nhiều ứng dụng mới. Cùng với sự tăng trưởng đó, vấn đề bảo mật dữ liệu và cách thức doanh nghiệp cần thích nghi để đáp ứng những yêu cầu, quy định được đặt ra là rất cần thiết. Dưới đây là những xu hướng IoT chủ yếu có thể kể đến trong năm 2023.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến (4 cấp) từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.
15:00 | 03/10/2024