Chương trình Bình chọn và vinh danh Lãnh đạo Việt Nam tiêu biểu năm 2021 đã chính thức triển khai từ tháng 6/2021. Đây là sự kiện tiếp nối thành công của chuỗi giải thưởng Lãnh đạo Công nghệ thông tin và An ninh thông tin khu vực ASEAN do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) phối hợp với Câu lạc bộ CEO&CIO tổ chức. Qua đó, nhằm tìm kiếm, bình chọn và tôn vinh các lãnh đạo chuyển đổi số (Chief Digital Officer - CDO) khối chính phủ tại Việt Nam những người có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, chỉ đạo triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, góp phần quan trọng trong việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ ngành, địa phương.
18 Lãnh đạo Chuyển đổi số Việt Nam tiêu biểu năm 2021
Hội đồng Bình chọn Lãnh đạo Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021 bao gồm 14 thành viên là các lãnh đạo, các chuyên gia quản lý Công nghệ thông tin hàng đầu tại các cơ quan quản lý nhà nước, các hội, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, an ninh thông tin và chuyển đổi số. Chủ tịch Hội đồng Bình chọn là ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; các Phó Chủ tịch gồm ông Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng và ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Sau khi lựa chọn và biểu quyết, Hội đồng Bình chọn đã xác định 18 Lãnh đạo Chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021. Trong đó có 10 Lãnh đạo chuyển đổi số khối Trung ương và 8 Lãnh đạo chuyển đổi số khối địa phương.
Ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính Phủ là Lãnh đạo Chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021.
Với bề dày thành tích nổi bật trong công tác hoạt động, ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng , Ban Cơ yếu Chính Phủ được vinh danh là Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021. Trong quá trình công tác, ông Tùng đã đạt được những thành tích xuất sắc và không ngừng tiên phong trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin và chuyển đổi số tại đơn vị và các cơ quan liên quan, có thể kể đến: tham mưu, xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số, xác thực điện tử, chữ ký số… Đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng, phát triển hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; lãnh đạo thực hiện xây dựng các giải pháp, công cụ ký số. Đây là các giải pháp cót lõi để đáp ứng nhu cầu giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước; xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử.
Ông Tùng nhận định: “Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, Việt Nam cũng sớm nhận thức được xu thế phát triển. Điều này được thể hiện ở mục tiêu xây dựng Chính phủ số đã được đặt ra trong các văn bản pháp lý. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải có cơ chế để xử lý hài hòa giữa chuyển đổi số và pháp lý. Việc cho phép các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số được vận hành, thử nghiệm trong môi trường sandbox là rất quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm, giải pháp trước khi triển khai trong thực tế và có thời gian để chuẩn bị thay đổi về pháp lý cho phù hợp”.
Để triển khai thành công chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong cơ quan Đảng, Nhà nước, ông Tùng chia sẻ: “Cần thay đổi thói quen làm việc cũ, ứng dụng công nghệ để tăng hiệu quả công việc và sự quyết tâm cao của người đứng đầu. Thực hiện chuyển đổi số, triển khai chữ ký số, văn bản điện tử phải gắn với việc thay đổi phương thức, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức nhất là đối với người Lãnh đạo. Vì vậy, các cơ quan Đảng và Nhà nước cần quyết tâm, quyết liệt trong việc chỉ đạo, triển khai sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, quản lý điều hành công việc trên môi trường điện tử bước đầu triển khai chuyển đổi số trong cơ quan đơn vị.
Đại dịch COVID-19 mặc dù gây nhiều tổn thất, khó khăn cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, nhưng lại là động lực và cơ hội tốt để thực hiện chuyển đổi số....”
Do tình hình dịch bệnh COVID-19, Lễ vinh danh được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2021 dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Cơ yếu Chính phủ.
DANH SÁCH 18 LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI SỐ VIỆT NAM TIÊU BIỂU NĂM 2021 Nhóm các Lãnh đạo chuyển đổi số khối Trung ương 1. Đồng chí, Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nhóm các Lãnh đạo chuyển đổi số địa phương 11. Đồng chí Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh |
Mai Hương
08:00 | 28/06/2021
08:00 | 06/04/2021
14:00 | 17/11/2021
14:00 | 17/11/2021
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
09:00 | 19/04/2024
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng xấu đã giả danh cơ quan công an gọi điện cho người dân yêu cầu ra công an phường để khắc phục sự cố đồng bộ VNeID mức 2. Đây là một hình thức lửa đảo mới nhằm chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
10:00 | 05/02/2024
Kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của cơ quan nhà nước là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng, không thể thiếu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, bài báo sẽ cung cấp đến độc giả thực trạng tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại một số địa phương, đồng thời đưa ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, triển khai sử dụng, từ đó có biện pháp khắc phục, hướng dẫn, điều chỉnh bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ và hiệu quả.
14:00 | 21/06/2023
Tài khoản định danh điện tử mức 2 có nhiều tiện ích cho người sử dụng, giúp giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với cách tiếp cận bứt phá, việc phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành Việt Nam vào năm 2025 là khả thi. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông.
14:00 | 24/10/2024