Theo The Verge, người dùng đã có thể trải nghiệm sử dụng Bing phiên bản mới do ChatGPT hỗ trợ của Microsoft bắt đầu từ hôm nay. Tuy nhiên, phiên bản này sẽ chỉ khả dụng dưới dạng "bản xem trước giới hạn" đối với máy tính.
Nếu truy cập Bing.com, người dùng sẽ thấy một số ví dụ tìm kiếm có thể thử và giao diện Bing hoàn toàn mới. Khi nhấp vào các kết quả tìm kiếm, trang web dẫn đến trang tìm kiếm Bing với kết quả truyền thống ở bên trái và cửa sổ trò chuyện ở bên phải với câu trả lời do AI tạo ra.
Tuy nhiên, bởi vì đây chỉ là bản xem trước, người dùng sẽ chưa thể đặt câu hỏi tiếp theo như trên công cụ .
The Verge cho biết, mọi người có thể tham gia danh sách chờ phiên bản đầy đủ tại trang web của Microsoft.
Gã khổng lồ về công nghệ dự kiến sẽ triển khai quyền truy cập cho hàng triệu người trong vài tuần tới. Đồng thời, phiên bản trải nghiệm trên thiết bị di động cũng sẽ được tung ra.
Để kích hoạt các tính năng do AI hỗ trợ của Bing, Microsoft đang làm việc với OpenAI, công ty đứng sau chatbot ChatGPT. Tuy nhiên, Microsoft cũng cho biết, công ty đang sử dụng “mô hình ngôn ngữ lớn thế hệ tiếp theo thậm chí còn mạnh hơn ChatGPT.
Với phiên bản Bing mới, người dùng có thể nhập các câu hỏi dài tối đa 1.000 từ và nhận các câu trả lời do AI tạo có chú thích sẽ xuất hiện cùng với các kết quả tìm kiếm thông thường từ web.
Microsoft đã công bố tin tức này chỉ một ngày sau khi Google tiết lộ đang làm việc trên một công cụ hỗ trợ AI tương tự có tên là Bard. The Verge nhận định, hai công ty hiện đang tham gia vào một cuộc chiến nảy lửa về tương lai của AI và đây có thể mới chỉ là bước khởi đầu.
CEO của Google, ông Sundar Pichai đã công bố Bard ở bài đăng mới nhất trên trang blog. CEO của Google mô tả công cụ này là “dịch vụ đàm thoại thử nghiệm bằng AI”, theo đó, Bard sẽ trả lời các câu hỏi của người dùng và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Ông Pichai cho biết, phần mềm này sẽ được cung cấp cho một số người dùng thử nghiệm trước và sau đó sẽ được phổ biến rộng rãi hơn với mọi người trong những tuần tới.
Tuệ Minh
16:00 | 01/02/2023
15:00 | 16/02/2023
15:00 | 05/08/2019
13:00 | 21/06/2023
09:00 | 10/02/2023
07:00 | 24/04/2023
09:00 | 30/11/2021
07:00 | 17/11/2024
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.
14:00 | 18/10/2024
Ngày 08/10, Cơ quan Giám sát truyền thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông đại chúng Liên bang Nga (Roskomnadzor) thông báo đã chặn ứng dụng trò chuyện trực tuyến đa nền tảng Discord do vi phạm luật pháp Nga.
11:00 | 07/10/2024
Trong 02 ngày 02 - 03/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thi cán bộ công đoàn giỏi năm 2024 do Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của cán bộ công đoàn trong cơ quan, đơn vị; thúc đẩy giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất.
14:00 | 23/09/2024
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Kỹ thuật mật mã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành Cơ yếu và một số doanh nghiệp chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin sẽ tổ chức “Cuộc thi An toàn và bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024” (sau đây gọi tắt là Cuộc thi) dành cho học viên, sinh viên các trường đại học.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong ba năm liên tiếp thực hiện triển khai phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), các số liệu về dịch vụ công trực tuyến hằng năm luôn tăng ở cả ba tiêu chí về số lượng dịch vụ, số lượng người dùng, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.
07:00 | 17/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024