Một trong các cơ chế tạo khóa đối xứng kinh điển vẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay là Diffie-Hellman, bao gồm cả các giao thức biến thể dựa trên nó. Tuy nhiên, do Diffie-Hellman có nhược điểm yêu cầu năng lực tính toán cao để có thể tạo ra cặp khóa đủ an toàn (trên 256 bit) nên được đánh giá là không phù hợp với các thiết bị IoT. Bài viết này sẽ giới thiệu một hướng tiếp cận khác là khai thác các đặc tính vật lý riêng của kênh vô tuyến được thiết lập giữa hai thiết bị để tạo ra khóa đối xứng một cách an toàn mà không yêu cầu năng lực tính toán phức tạp.
GIỚI THIỆU
Hình 1. Cơ chế tạo khóa bảo mật dựa trên đặc tính vật lý kênh vô tuyến
CƠ CHẾ TẠO KHÓA
Hình 2. Trích xuất đặc tính ngẫu nhiên trên kênh vô tuyến gây ra do pha đinh
Bước 4. Hiệu chỉnh sai khác: Mặc dù tính pha đinh của kênh vô tuyến về cơ bản giống nhau trên hai chiều thu phát giữa hai thiết bị, tuy nhiên do môi trường truyền tin biến đổi liên tục và nhiễu nền tại hai thiết bị có sự khác nhau nhất định, một số sai khác nhỏ do pha đinh gây ra có thể tồn tại trong tín hiệu thu. Để hiệu chỉnh các sai khác này, hai thiết bị cần thực hiện quá trình đối chiếu và sửa lỗi bit nhị phân thu được sau lượng tử hóa tại Bước 3. Một trong các phương pháp phổ biến nhất để hiệu chỉnh là sử dụng thuật toán sửa mã khối. Theo đó, chuỗi bit sau lượng tử sẽ được phân chia thành các khối có kích thước giống nhau.
Hàm HASH được sử dụng để kiểm tra từng cặp khối bit tại hai thiết bị để đảm bảo tính đồng nhất. Trong trường hợp phát hiện sai khác, toàn bộ phần bit chứa mã sai khác sẽ được một trong hai thiết bị gửi cho bên còn lại để cập nhật.
Khai thác các nhược điểm này, kẻ tấn công có thể thực hiện một loạt các biện pháp nhằm cản trở và/hoặc lấy cắp thông tin tạo khóa. Điển hình như:
- Tấn công gây nhiễu kênh: Kẻ tấn công gửi tín hiệu gây nhiễu lên kênh vô tuyến được sử dụng bởi hai thiết bị trong quá trình tạo khóa. Hậu quả là tín hiệu thu được ở hai thiết bị sai khác nhau quá nhiều, không còn đại diện cho pha đinh ngẫu nhiên đồng nhất nữa. Do đó, tín hiệu thu được không thể sử dụng cho quá trình tạo khóa.
- Tấn công giả mạo tín hiệu: Kẻ tấn công gửi các bản tin giả mạo của một trong hai hoặc cả hai thiết bị cho bên ngược lại. Mặc dù kênh không bị gây nhiễu quá lớn, tuy nhiên tín hiệu thu được tại hai thiết bị không đồng nhất và không thể sử dụng để tạo khóa.
- Tấn công tín hiệu điều khiển kênh: Kẻ tấn công gửi các bản tin điều khiển giả mạo làm cho hai thiết bị liên tục phải đàm phán lại tham số truyền dẫn trên kênh. Khi tham số kênh truyền thay đổi, các tín hiệu đã thu được không còn giá trị sử dụng và mọi quá trình cần thực hiện lại từ đầu.
- Tấn công MITM (Man In The Midle): Kẻ tấn công tiếp cận vị trí một trong hai thiết bị để có được đặc tính pha đinh gần tương tự trên kênh vô tuyến giữa hai thiết bị. Kết hợp tấn công giả mạo tín hiệu với một lượng nhỏ, kẻ tấn công có thể ước định mức pha đinh của kênh, các tham số định danh hai thiết bị và sử dụng những thông tin này cho các quá trình tiếp theo để tái tạo khóa. Hình 3 mô tả tấn công MITM. Kẻ tấn công (Eve) nghe lén tín hiệu gửi từ cả hai thiết bị (Alice và Bob). Tại thời điểm t1 và t2, tín hiệu thu được từ cả Alice và Bob không giống nhau và không đủ thể hiện tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, do ước định được lượng pha đinh giữa hai thiết bị, Eve có thể hiệu chỉnh bù tín hiệu để thu được tín hiệu gần giống nhất với cả Alice và Bob. Kết quả là tại thời điểm t3, Eve thu được mẫu tín hiệu có đặc tính ngẫu nhiên như Alice và Bob truyền cho nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Như Ngọc, Phạm Hải Chiến, “Các kỹ thuật tối ưu cho IoT trong mạng LTE-A,” Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông, 2017. 2. S. Eberz et al., “A Practical Man-In-The-Middle Attack on Signal-Based Key Generation Protocols,” in Proc. of ESORICS, pp. 235–52, 2012. 3. K. Zeng, “Physical layer key generation in wireless networks: challenges and opportunities.” IEEE Communications Magazine, Vol. 53, No. 6, pp. 33-39, 2015. 4. Y. Wei, K. Zeng, and P. Mohapatra, “Adaptive Wireless Channel Probing for Shared Key Generation Based on Pid Controller,” IEEE Trans. Mobile Computing, Vol. 12, No. 9, pp. 1842–52, 2013. 5. M. Zafer, D. Agrawal, and M. Srivatsa, “Limitations of Generating a Secret Key Using Wireless Fading under Active Adversary,” IEEE/ACM Trans. Networking, Vol. 20, No. 5, pp. 1440–51, 2012. 6. V. M. Prabhakaran, K. Eswaran, and K. Ramchandran, “Secrecy via Sources and Channels,” IEEE Trans. Info. Theory, vol. 58, no. 11, pp. 6747–65, 2012. |
10:00 | 13/01/2021
16:00 | 30/03/2021
08:00 | 20/10/2020
16:00 | 05/09/2024
Từ một lĩnh vực khoa học còn non trẻ với kỹ thuật thô sơ, ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một ngành khoa học công nghệ hiện đại, đạt trình độ ngang tầm với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia ngày nay hiện đại, phát triển rộng khắp, đáp ứng các yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin cho hệ thống chính trị và cả lĩnh vực kinh tế - xã hội.
13:00 | 17/04/2024
Mới đây, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đã phát hành phiên bản mới của hệ thống Malware Next-Gen có khả năng tự động phân tích các tệp độc hại tiềm ẩn, địa chỉ URL đáng ngờ và truy tìm mối đe dọa an ninh mạng. Phiên bản mới này cho phép người dùng gửi các mẫu phần mềm độc hại để CISA phân tích.
13:00 | 19/03/2024
Hiện nay, khi mức độ phổ biến của Hệ thống tệp liên mạng (Interplanetary File System - IPFS) ngày càng phát triển thì cũng kéo theo những rủi ro và mối đe dọa bởi tội phạm mạng nhanh chóng phát triển các kỹ thuật tấn công và lợi dụng công nghệ IPFS để mở rộng hoạt động phạm tội của chúng. Các cuộc tấn công này thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn khi nhiều dịch vụ lưu trữ tệp, lưu trữ web và đám mây hiện đang sử dụng IPFS. Xu hướng gần đây cho thấy sự gia tăng đáng lo ngại về các cuộc tấn công lừa đảo tận dụng IPFS, trong đó kẻ tấn công lạm dụng tính chất phi tập trung của công nghệ này để lưu trữ và phân phối nội dung độc hại. Bài báo trình bày tổng quan và thực trạng tấn công lừa đảo IPFS, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp để phòng tránh trước các cuộc tấn công lừa đảo IPFS.
09:00 | 10/01/2024
Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong đó, lĩnh vực an toàn thông tin, giám sát an ninh thông minh có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Bên cạnh các giải pháp như phát hiện mạng Botnet [1], phát hiện tấn công trinh sát mạng [2], việc ứng dụng AI trong giám sát an ninh, hỗ trợ điều tra tội phạm cũng đang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất giải pháp sử dụng mô hình mạng nơ-ron tinh gọn phân loại tương tác giữa 2 người trong chuỗi ảnh rời rạc. Kết quả nghiên cứu có vai trò quan trọng làm cơ sở xây dựng và phát triển các mô hình phân loại hành động bất thường, phát hiện xâm nhập.
Một ví dụ điển hình trong việc triển khai mô hình Zero Trust thành công là của Tập đoàn công nghệ Microsoft. Điều này minh chứng cho cách một tổ chức lớn có thể bảo vệ tài nguyên và người dùng bằng các phương pháp kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo an ninh mạng toàn diện. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các tổ chức trong quá trình triển khai mô hình bảo mật hiện đại này.
10:00 | 14/11/2024
Davey Winder - một hacker và cũng là nhà phân tích an ninh mạng kỳ cựu cho biết, các cuộc tấn công mạng đang ngày càng phức tạp và Gmail là một trong những mục tiêu hàng đầu của các tin tặc. Tính năng xác thực hai yếu tố đã không còn an toàn khi có những báo cáo cho thấy tin tặc đã vượt qua biện pháp này.
14:00 | 20/11/2024