có định danh CVE-2024-34359 (điểm CVSS: 9,7), được công ty bảo mật chuỗi cung ứng phần mềm Checkmarx (Mỹ) đặt tên là Llama Drama. Nhà nghiên cứu bảo mật Guy Nachshon cho biết: “Nếu bị khai thác, nó có thể cho phép kẻ tấn công trên hệ thống, xâm phạm dữ liệu và hoạt động”.
llama_cpp_python một Python binding cho thư viện llama.cpp, là package phổ biến với hơn 3 triệu lượt tải xuống, cho phép các nhà phát triển tích hợp các mô hình AI với Python.
Nhà nghiên cứu bảo mật Patrick Peng (retr0reg) được ghi nhận là người đã phát hiện và báo cáo lỗ hổng.
Vấn đề cốt lõi bắt nguồn từ việc lạm dụng công cụ mẫu (template engine) Jinja2 trong llama_cpp_python, cho phép tấn công server-side template injection dẫn đến thực thi mã từ xa.
Checkmarx cho biết: “Việc khai thác lỗ hổng này có thể dẫn đến các hành động trái phép, bao gồm đánh cắp dữ liệu, xâm phạm hệ thống và làm gián đoạn hoạt động”.
“Việc phát hiện ra CVE-2024-34359 như một lời nhắc nhở rõ ràng về các lỗ hổng có thể phát sinh khi kết hợp giữa mô hình AI và bảo mật chuỗi cung ứng. Nó nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo mật thận trọng trong suốt vòng đời của hệ thống AI và các thành phần của chúng".
Lỗ hổng thực thi mã trong PDF.jsm
Sự phát triển này diễn ra sau khi một lỗ hổng có độ nghiêm trọng mức cao (CVE-2024-4367) được phát hiện trong thư viện JavaScript PDF.js của Mozilla có thể cho phép thực thi mã tùy ý.
Mozilla cho biết rằng: “Việc kiểm tra loại dữ liệu đã bị thiếu trong khi xử lý phông chữ trong PDF.js, điều này sẽ cho phép thực thi JavaScript tùy ý trong ngữ cảnh PDF.js”.
Codean Labs cho biết lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công thực thi mã JavaScript ngay khi tài liệu PDF độc hại được mở trong trình duyệt .
Sự cố đã được giải quyết trong Firefox 126, Firefox ESR 115.11 và Thunderbird 115.11 được phát hành vào tuần trước. Vấn đề này cũng đã được giải quyết trong mô-đun npm pdfjs-dist phiên bản 4.2.67 được phát hành vào ngày 29/4/2024.
Hà Phương
10:00 | 17/05/2024
10:00 | 17/05/2024
14:00 | 23/05/2024
13:00 | 06/08/2024
09:00 | 17/09/2024
Google thông báo rằng họ đã vá lỗ hổng zero-day thứ mười bị khai thác trong thực tế vào năm 2024.
08:00 | 26/08/2024
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2024, các nạn nhân của mã độc tống tiền (ransomware) trên toàn cầu đã phải chi trả một con số khổng lồ lên tới 459,8 triệu USD cho tội phạm mạng, dự báo một kỷ lục đáng sợ mới về thiệt hại do ransomware gây ra trong năm nay. Bất chấp các nỗ lực của cơ quan chức năng, các băng nhóm tội phạm vẫn tiếp tục lộng hành, nhắm vào những mục tiêu lớn hơn, gây ra những cuộc tấn công quy mô với mức tiền chuộc ngày càng tăng chóng mặt.
14:00 | 30/07/2024
Một nhóm tin tặc có liên quan đến Trung Quốc có tên là APT17 đã được phát hiện nhắm mục tiêu vào các công ty và tổ chức của Chính phủ Ý bằng cách sử dụng một biến thể của phần mềm độc hại đã biết có tên là 9002 RAT.
13:00 | 25/07/2024
Các trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Microsoft Edge, Opera và Brave đều dựa trên nền tảng mã nguồn mở Chromium hiện đang bị cáo buộc âm thầm gửi thông tin người dùng cho Google.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024