Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về MMDS và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MMDS là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của sản phẩm, dịch vụ MMDS, đồng thời cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý nhằm hướng tới các tiêu chí đảm bảo chất lượng sản phẩm mật mã, đảm bảo an toàn thông tin góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo đó, quy chuẩn này quy định mức giới hạn các đặc tính kỹ thuật mật mã của các sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ Ipsec và TLS phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Quy chuẩn này áp dụng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sử dụng sản phẩm để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đối với các sản phẩm mật mã sử dụng công nghệ Ipsec VPN được phép sử dụng giao thức trao đổi khóa IKEv1 và IKEv2, giao thức đóng gói ESP. Đối với các dụng công nghệ TLS VPN được phép sử dụng giao thức TLS 1.2 và TLS 1.3.
Với các sản phẩm mật mã dân sự sử dụng công nghệ Ipsec VPN, TLS VPN yêu cầu đáp ứng các quy định sau:
Thuật toán mã đối xứng
Thuật toán mã phi đối xứng
Thuật toán băm
Thuật toán xác thực thông điệp
Bộ tạo số ngẫu nhiên
Đối với quy định về an toàn thời gian sử dụng
Thuật toán mật mã đối xứng
Thuật toán mật mã phi đối xứng
Thuật toán băm
Thuật toán xác thực thông điệp
Về quy định về an toàn sử dụng trong giao thức Ipsec:
- Không được phép sử dụng chế độ Aggressive trong giao thức IKEv1, giao thức IKEv1 được phép sử dụng đến năm 2025.
- Không được phép sử dụng giao thức AH.
- Không được phép sử dụng giao thức ESP chỉ có cơ chế xác thực dữ liệu.
- Sử dụng giải pháp bảo vệ khóa được lưu trữ dạng tệp trên thiết bị (nếu có).
Đối với quy định về an toàn sử dụng trong giao thức TLS:
- Không được phép trao đổi khóa dựa trên thuật toán Diffie-Hellman sử dụng khóa cố định (Static Diffie-Hellman).
- Không được phép cài đặt các mở rộng cho phép sử dụng những phiên bản trước TLS 1.2 trên máy chủ TLS.
- Sử dụng định dạng chứng thư số X.509 v3 cho TLS (nếu có).
- Sử dụng giải pháp bảo vệ khóa được lưu trữ dạng tệp trên thiết bị (nếu có).
- Không được phép sử dụng phần mở rộng Heartbeat.
- Yêu cầu bổ sung đối với phiên bản TLS 1.3:
+ Không được phép sử dụng chế độ CBC trong mã hóa đối xứng
+ Không được phép sử dụng chế độ MAC-then-Encrypt (Non-AHEAD Ciphers).
+ Không được phép trao đổi khóa sử dụng thuật toán RSA.
+ Không được phép sử dụng lược đồ ký số/ xác thực RSASSA-PKCS1-v1_5.
Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPSec và TLS để phục vụ quản lý nhà nước về MMDS góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Qua đó, góp phần vào mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong kỷ nguyên số.
Thu Trang
09:00 | 05/02/2024
13:00 | 24/03/2022
09:00 | 08/12/2023
08:00 | 28/04/2022
13:00 | 18/07/2022
17:00 | 29/10/2021
10:00 | 25/05/2021
08:00 | 11/05/2024
13:00 | 30/07/2024
Ransomware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công máy tính hoặc hệ thống mạng bằng cách mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu một khoản tiền chuộc để cung cấp khóa giải mã. Các cuộc tấn công bằng ransomware ngày càng tinh vi và có khả năng gia tăng trong thời gian tới với một trong những lo ngại từ ransomware Rhysida. Nghiên cứu cơ chế mã hóa của Rhysida là giải pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ từ loại ransomware này. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) đã tìm thấy lỗ hổng trong cơ chế mã hóa của ransomware Rhysida, cho phép đảo ngược quá trình mã hóa dữ liệu.
09:00 | 05/02/2024
Ngày 24/01, Ban Cơ yếu Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư 96/2023/TT-BQP ngày 29/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ”.
17:00 | 22/12/2023
Bài viết giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn TCVN 11367-2:2016 đặc tả một số mật mã phi đối xứng, quy định các giao diện chức năng và các phương pháp đúng đắn sử dụng các mật mã phi đối xứng, cũng như chính xác hóa chức năng và định dạng bản mã cho một số mật mã phi đối xứng.
11:00 | 27/01/2023
Tháng 7/2020, Rainbow - một trong 3 thuật toán chữ ký số là ứng cử viên vào vòng 3 của quá trình tuyển chọn thuật toán hậu lượng tử của NIST. Tuy nhiên, vào tháng 2/2022, Ward Beullens đã phá được thuật toán này chỉ trong thời gian một dịp nghỉ cuối tuần trên một máy tinh xách tay. Vì thế, tháng 7/2022, trong danh sách các thuật toán chữ ký số hậu lượng tử sẽ được chuẩn hóa mà NIST công bố đã không có tên Rainbow.