Nghị định số 58 được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Qua gần 8 năm thực hiện, Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai quản lý nhà nước về mật mã dân sự theo Luật an toàn thông tin mạng, là hành lang pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm MMDS và là căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực MMDS.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Nghị định gặp phải một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn như: các quy định về xử lý vi phạm hành chính tại Nghị định không còn phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; các yêu cầu về cải cách hành chính, đơn giản hóa quy định điều kiện kinh doanh chưa được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung; còn thiếu các quy định chi tiết về quản lý chất lượng, đánh giá sự phù hợp sản phẩm mật mã dân sự...
Trong bối cảnh đó, Ban Cơ yếu Chính phủ đang tiến hành xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật An toàn thông tin mạng về mật mã dân sự thay thế nghị định 58. Hiện Dự thảo nghị định đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức và cá nhân.
Liệu nghị định mới sẽ có những thay đổi như thế nào trong công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự?
Để quý vị khán giả có thể hiểu rõ hơn lộ trình cũng như những thay đổi dự kiến trong Nghị định, Tạp chí An toàn thông tin sẽ mời ông Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ bàn luận thêm về vấn đề này.
Dự kiến, Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tiếp vào 15 giờ ngày 15/7 trên Tạp chí điện tử và livestream trên fanpage của Tạp chí. Quý độc giả quan tâm vui lòng gửi câu hỏi tại đây.
Lan Anh
10:00 | 08/04/2024
10:00 | 03/04/2024
09:00 | 20/08/2024
09:00 | 08/10/2024
09:00 | 08/03/2024
08:00 | 23/09/2024
Ngày 19/9, cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 9,1 tỷ won (6,8 triệu USD) trong 3 năm tới để phát triển công nghệ phát hiện các loại hình tội phạm Deepfake, sao chép giọng nói và các nội dung bịa đặt khác.
17:00 | 22/12/2023
Bài viết giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn TCVN 11367-2:2016 đặc tả một số mật mã phi đối xứng, quy định các giao diện chức năng và các phương pháp đúng đắn sử dụng các mật mã phi đối xứng, cũng như chính xác hóa chức năng và định dạng bản mã cho một số mật mã phi đối xứng.
09:00 | 17/07/2023
Trong hai ngày 21-22/6/2023, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đã tổ chức Hội thảo công khai (ảo) về Mật mã hạng nhẹ lần thứ 6 để giải thích cụ thể hơn về quy trình lựa chọn và thảo luận các khía cạnh khác nhau của tiêu chuẩn mật mã hạng nhẹ.
23:00 | 02/09/2022
Trong các ứng dụng mật mã, việc đánh giá chất lượng của bộ sinh số ngẫu nhiên và giả ngẫu nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, và việc đánh giá tính ngẫu nhiên theo thống kê là một yêu cầu cơ bản nhất trong quá trình đánh giá đó. NIST SP 800-22 đã được đưa ra và trở thành một công cụ hữu ích, phổ biến nhất cho việc đánh giá tính ngẫu nhiên theo thống kê đối với các bộ sinh trên. Tuy nhiên, cho đến nay dù được sử dụng khá rộng rãi nhưng vẫn còn những điểm bất cập trong bộ kiểm tra này, khi một số kiểm tra thống kê còn chưa chính xác. Trong nội dung của bài báo, chúng tôi sẽ đưa ra một góc nhìn chung về bộ kiểm tra tính ngẫu nhiên theo thống kê NIST SP 800-22 cho các bộ tạo số ngẫu nhiên và giả ngẫu nhiên, đồng thời trình bày các vấn đề còn tồn tại và đưa ra một vài lưu ý đối với việc sử dụng công cụ này.