CyberArk cho biết, mặc dù công cụ này đã được cung cấp miễn phí trên GitHub, nhưng họ cảm thấy cần có một phiên bản trực tuyến cho những nạn nhân ransomware ít hiểu biết về công nghệ hơn. Việc sử dụng White Phoenix trực tuyến cũng đơn giản bằng các thao tác như tải tệp lên, nhấn nút "khôi phục" và cho phép công cụ này có thời gian để khôi phục mọi thứ có thể.
Hiện tại, công cụ này hỗ trợ các tệp tài liệu PDF, Word và Excel, ZIP và PowerPoint. Ngoài ra, phiên bản trực tuyến giới hạn kích thước tệp là 10MB, vì vậy nếu bạn muốn giải mã các tệp lớn hơn hoặc máy ảo (VM), phiên bản GitHub là lựa chọn duy nhất.
Các chủng ransomware hiện tại sử dụng mã hóa gián đoạn bao gồm Blackcat/ALPHV, Play, Qilin/Agenda, BianLian và DarkBit. Do đó, White Phoenix chỉ có thể giúp đỡ những nạn nhân bị những nhóm này tấn công.
Mã hóa gián đoạn là một phương pháp được nhiều nhóm ransomware sử dụng để tăng tốc độ mã hóa thiết bị bằng cách chỉ mã hóa một phần tệp của nạn nhân. Tuy nhiên, mã hóa gián đoạn có một điểm yếu là nó để lại một lượng lớn dữ liệu không được mã hóa trong một tệp. Nếu những khối dữ liệu không được mã hóa này chứa thông tin hữu ích, đặc biệt là ở phần đầu và phần cuối của tệp thì cơ hội xây dựng lại và khôi phục tệp thành công mà không phải trả phí giải mã sẽ tăng lên.
White Phoenix cố gắng khôi phục văn bản trong tài liệu bằng cách ghép các phần không được mã hóa và bằng cách đảo ngược mã hóa hex và xáo trộn CMAP (ánh xạ ký tự). Tùy thuộc vào loại tệp và phần mềm ransomware, bộ giải mã có thể hoạt động không được hiệu quả như mong đợi.
CyberArk cho biết rằng, một số chuỗi nhất định cần phải đọc được trong các tệp, tùy thuộc vào loại của chúng để bộ giải mã hoạt động chính xác, ví dụ: tệp ZIP phải chứa chuỗi "PK\x03\x04" và tệp PDF cần chứa "0 obj" và "endobj."
Đối với các tệp PDF chứa hình ảnh, CyberArk lưu ý người dùng nên chọn tùy chọn "tệp riêng biệt" để có kết quả đáng tin cậy hơn.
Ngay cả khi White Phoenix không thể giúp khôi phục toàn bộ hệ thống, nó vẫn có thể giúp khôi phục các tệp có giá trị hoặc ít nhất là khôi phục một số dữ liệu từ chúng.
Công ty cũng lưu ý thêm rằng nếu người dùng đang cần khôi dữ liệu chứa các thông tin nhạy cảm, người dùng nên tải xuống White Phoenix từ GitHub và sử dụng cục bộ thay vì tải các tài liệu nhạy cảm lên máy chủ CyberArk.
Hà Phương
13:00 | 04/08/2023
13:00 | 25/10/2024
13:00 | 19/05/2021
15:00 | 21/05/2020
16:00 | 25/06/2024
Với mục tiêu góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự với tên gọi MKV. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời quý bạn đọc đón xem Tọa đàm với chủ đề: “MKV - Thuật toán mã khối dân sự phục vụ chiến lược “Make in Vietnam”" sẽ được Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào sáng ngày 28/6.
14:00 | 23/05/2024
Tiêm lỗi nguồn điện (Power Fault Injection - PFI) là một trong những tấn công mạnh mẽ nhất để phá vỡ hệ thống bảo mật. PFI không tấn công trực tiếp vào các phép tính của thuật toán, mà tập trung vào sự thực thi vật lý của các thiết bị mật mã. Đối tượng chính mà kỹ thuật tấn công này khai thác là các linh kiện điện tử (chip mật mã) luôn tiêu thụ nguồn điện, hệ quả là, đầu ra của bộ sinh số ngẫu nhiên vật lý bị suy giảm mạnh, khi điện áp đầu vào nằm trong điều kiện tấn công. Bài báo này đề xuất mạch thiết kế một Bộ tạo số ngẫu nhiên thực TRNG (true random number generator) trong chip Spartan3 XC3S1000 bằng công cụ Altium Designer, thực hiện tấn công tiêm lỗi nguồn điện trên thiết bị và đánh giá các kết quả đầu ra.
10:00 | 17/05/2024
Tháng 7/2022, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đã công bố 4 thuật toán mật mã hậu lượng tử sẽ được chuẩn hóa. Ba trong số 4 thuật toán này (CRYSTALS-Kyber, CRYSTAL Dilithium và Falcon) dựa trên lưới [1]. Năm 2023, hai nhà nghiên cứu mật mã Keegan Ryan và Nadia Heninger ở Đại học Canifornia San Diego đã cải tiến một kỹ thuật nổi tiếng để rút gọn cơ sở lưới, mở ra những con đường mới cho các thí nghiệm thực tế về mật mã và toán học [2]. Bài báo sẽ giới thiệu tới độc giả thuật toán mật mã LLL gốc và những cải tiến nâng cấp của nó trong công bố mới đây.
09:00 | 08/12/2023
Ngày 29/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 96 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính kỹ thuật mật mã sử dụng trong các sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ phục vụ bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước (QCVN 15:2023/BQP). Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) là cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm mật mã dân sự.