Trong thời kỳ đổi mới hội nhập của đất nước, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số là vô cùng thiết yếu. Các không chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà còn được dùng rộng rãi để bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.
Trong bối cảnh đó, Ban và ngành Cơ yếu được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó nhiều nhiệm vụ mới, cấp bách, quy định trong nhiều văn bản pháp lý, trong đó có nhiệm vụ , tạo điều kiện và góp phần để hình thành và phát triển nền công nghiệp an toàn thông tin phục vụ kinh tế xã hội của Việt Nam; chú trọng việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mật mã dân sự của Việt Nam đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu.
Song song, Chiến lược quốc gia “Make in Vietnam” ra đời và đang được triển khai mạnh mẽ, không chỉ khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số, mà còn đặt nền móng quan trọng cho mục tiêu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số. Tương lai của ngành công nghiệp số Việt Nam đang rộng mở với quyết tâm mạnh mẽ lan tỏa từ Chính phủ đến các Bộ, ngành đến từng doanh nghiệp và người dân.
Với quyết tâm đó, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự. Đây là cốt lõi, là trái tim của các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin, muốn làm chủ được công nghệ phải làm chủ được thuật toán mật mã. Với tên gọi MKV, này được xây dựng nhằm mục đích thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Để quý vị khán giả có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tạp chí An toàn thông tin sẽ mời đến trường quay ông Nguyễn Quốc Toàn, Viện trưởng và ông Nguyễn Bùi Cương, Phân viện trưởng, Viện Khoa học Công nghệ mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ tham dự buổi tọa đàm với chủ đề: “MKV - Thuật toán mã khối dân sự phục vụ chiến lược “Make in Vietnam”".
Dự kiến, Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tiếp vào 10h sáng ngày 28/6 trên Tạp chí điện tử và của Tạp chí. Quý độc giả quan tâm vui lòng gửi câu hỏi
Bích Thủy
09:00 | 08/03/2024
09:00 | 08/12/2023
10:00 | 17/05/2024
09:00 | 08/10/2024
Theo thông tin từ Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, hoạt động cấp phép mật mã dân sự (MMDS) trong quý III/2024 tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2023.
08:00 | 23/09/2024
Ngày 19/9, cơ quan cảnh sát quốc gia Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 9,1 tỷ won (6,8 triệu USD) trong 3 năm tới để phát triển công nghệ phát hiện các loại hình tội phạm Deepfake, sao chép giọng nói và các nội dung bịa đặt khác.
09:00 | 05/08/2024
Khung An ninh mạng của NIST (Cybersecurity Framework - CSF) được biết đến là một công cụ linh hoạt và toàn diện giúp các tổ chức nắm bắt, quản lý các mối đe dọa an ninh mạng một cách hiệu quả, từ việc xác định rủi ro, triển khai các biện pháp bảo vệ cho đến phản ứng khi xảy ra sự cố. CSF 2.0 được thiết kế phù hợp với nhiều mô hình, quy mô khác nhau của các tổ chức và những điều chỉnh, cập nhật bổ sung nhằm phản ánh sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo và blockchain. Bài báo sẽ thông tin tới độc giả Khung An ninh mạng phiên bản 2.0 của NIST và những cập nhật quan trọng trong phiên bản mới này.
15:00 | 31/08/2023
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia của Bộ Thương mại Mỹ (NIST) đã bắt đầu một quy trình thu hút, đánh giá và tiêu chuẩn hóa các thuật toán mật mã hạng nhẹ phù hợp để sử dụng trong các môi trường hạn chế. Tháng 8/2018, NIST đã đưa ra lời kêu gọi xem xét các thuật toán cho các tiêu chuẩn mật mã hạng nhẹ với mã hóa xác thực dữ liệu liên kết (AEAD - Authenticated Encryption with Associated Data) và các hàm băm tùy chọn. Họ đã nhận được 57 yêu cầu gửi lên để được xem xét tiêu chuẩn hóa. Vào ngày 07/02/2023, NIST đã thông báo về việc lựa chọn dòng ASCON để tiêu chuẩn hóa mật mã hạng nhẹ.