Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng CNTT để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại thị trường Việt Nam. Với các dịch vụ như BIDV Directbanking (dành cho cá nhân), BIDV Homebanking (dành cho doanh nghiệp) và BSMS (Dịch vụ tin nhắn ngân hàng qua điện thoại di động), khách hàng có thể truy vấn thông tin, kiểm soát số dư các tài khoản và đặt lệnh chuyển tiền tại nhà, cơ quan hay công sở (Homebanking) thay vì phải đến giao dịch tại quầy như trước đây.
Vào đầu năm 2010, BIDV đã cùng với Nhà thầu Polaris (Ấn Độ) ký kết Hợp đồng cung cấp và triển khai hệ thống Internet Banking và Mobile Banking (IBMB). Đây là một trong những gói thầu quan trọng của BIDV trong khuôn khổ Dự án hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán giai đoạn 2 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Mục tiêu của Dự án IBMB là bổ sung thêm kênh giao dịch ngân hàng mới, hiện đại qua Internet và qua điện thoại di động cho khách hàng của BIDV, giúp khách hàng có thể kiểm soát và giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi.
Tới tháng 3/2011, BIDV bắt đầu triển khai thí điểm các dịch vụ Ngân hàng điện tử (BIDV e - Banking), bao gồm dịch vụ ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân (BIDV Online), dịch vụ ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng doanh nghiệp (BIDV Business Online) và dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (BIDV Mobile) cho các khách hàng trong nội bộ BIDV. Hoạt động triển khai đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan và nhận được sự quan tâm của khách hàng tại các chi nhánh của BIDV.
Sử dụng dịch vụ BIDV Online và BIDV Mobile, khách hàng cá nhân có thể thực hiện vấn tin, chuyển tiền hay thanh toán hóa đơn các dịch vụ. Đối với vấn tin, hệ thống cho phép khách hàng truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tài khoản tiền vay. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể vấn tin tỷ giá, lãi suất hay vấn tin tình trạng sổ séc tại BIDV. Về giao dịch
chuyển tiền, khách hàng có thể chuyển khoản trong hệ thống BIDV cho chính mình, cho người hưởng thụ khác hoặc có thể tự đặt lệnh chuyển khoản định kỳ (hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng) khi có nhu cầu. Đặc biệt, khách hàng còn có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền trong nước tới các tài khoản người thụ hưởng ngoài hệ thống BIDV. Ưu điểm của việc chuyển tiền qua BIDV Online chính là các lệnh chuyển tiền này sẽ được tự động phân kênh theo logic được cài đặt sẵn trong hệ thống để đi tới các ngân hàng. Với 3 kênh áp dụng (theo trật tự ưu tiên) là kênh song phương, kênh liên ngân hàng và kênh bù trừ, lệnh chuyển tiền của khách hàng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, BIDV cũng đã kết nối với một số nhà cung cấp dịch vụ như EVN, BIC, AIA, Jetstar, Airmekong để có thể phối hợp trong việc thanh toán hóa đơn của các nhà cung cấp trên thông qua tài khoản của khách hàng tại BIDV. Khách hàng có thể mua vé máy bay, thanh toán tiền điện, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay thanh toán phí bảo hiểm... chỉ với một số thao tác đơn giản trên BIDV Online/ BIDV Mobile.
Với khách hàng doanh nghiệp, các giao dịch được xử lý tự động hoàn toàn bao gồm: vấn tin sổ séc, tỷ giá, lãi suất, vấn tin online thông tin tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay. Các giao dịch không xử lý tự động bao gồm: chuyển tiền (trong và ngoài hệ thống BIDV), thanh toán định kỳ. BIDV Business Online giúp khách hàng doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và quản lý giao dịch chặt chẽ (bao gồm 6 tính năng để quản lý một giao dịch: khởi tạo, chỉnh sửa, xem trạng thái, xoá, khởi tạo lại giao dịch bị từ chối, huỷ giao dịch ngày hiệu lực tương lai).
Với dịch vụ BIDV e- Banking, khách hàng sẽ được lựa chọn đăng ký sử dụng theo 2 gói dịch vụ: Gói phi tài chính và Gói tài chính. Với Gói dịch vụ phi tài chính, hệ thống cho phép khách hàng truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay, vấn tin sổ séc, tỷ giá, và lãi suất (những giao dịch không làm thay đổi trạng thái tài chính của khách hàng). Với Gói dịch vụ Tài chính, phạm vi các giao dịch mà khách hàng thực hiện sẽ nhiều hơn. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính như: Chuyển khoản trong hệ thống BIDV, chuyển tiền ngoài hệ thống BIDV, đặt lệnh thanh toán định kỳ trong hệ thống BID, chuyển tiền ngày tương lai và thanh toán hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ.
Cùng với việc cung cấp đa dạng dịch vụ, việc đảm bảo an toàn cho các giao dịch luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngoài việc bảo mật cho hệ thống, BIDV đã nghiên cứu áp dụng yếu tố xác thực thứ 2 giúp tăng cường tính bảo mật cho mỗi giao dịch của khách hàng. Theo đó, ngoài yếu tố xác thực lần thứ nhất là mật khẩu đăng nhập, khi khách hàng thực hiện giao dịch tài chính, tại màn hình xác nhận, hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập yếu tố xác thực thứ 2 trước khi tiến hành giao dịch nhằm tránh các trường hợp giả mạo khách hàng, lộ mật khẩu hay đánh cắp mật khẩu của khách hàng. Yếu tố xác thực thứ 2 này sẽ được gửi theo một trong hai phương thức là SMS Token (gửi mã số bí mật vào số di động đăng ký của khách hàng) hoặc Hardware Token (thiết bị sinh mật khẩu ngẫu nhiên).
Hiện tại, nhiều tính năng ưu việt khác cho cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân như: Chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền ngoại tệ trong nước, gửi tiền có kỳ hạn online, thanh toán thẻ tín dụng, đăng ký phát hành thẻ, đăng ký vay và trả nợ trước hạn... đang tiếp tục được khẩn trương hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng trong thời gian sớm nhất. BIDV Online, BIDV Business Online và BIDV Mobile hứa hẹn sẽ mang lại một diện mạo mới cho các dịch vụ tại BIDV. Với các dịch vụ hiện tại dựa trên ứng dụng CNTT, BIDV mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng và tiếp tục khẳng định thương hiệu BIDV trên thị trường trong nước và quốc tế
14:00 | 24/09/2024
Vừa qua, Google đưa thông báo rằng người dùng sử dụng Passkey để đăng nhập vào các ứng dụng và trang web giờ đây có thể lưu nó trên nhiều thiết bị chứ không chỉ trên thiết bị Android của họ.
09:00 | 17/09/2024
Ngày 10/9 vừa qua, Microsoft đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về các bước cải thiện hệ thống an ninh mạng, sau khi bản cập nhật phần mềm bị lỗi từ CrowdStrike đã gây ra sự cố gián đoạn công nghệ thông tin phạm vi toàn cầu vào tháng 7.
16:00 | 24/07/2024
Mới đây Oracle đã phát hành bản vá cho WebLogic Server để khắc phục một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng có định danh là CVE-2024-21181 với điểm CVSS 9.8.
14:00 | 22/07/2024
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Nhà xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách IS-BOK 2.0 có tựa tiếng Việt là "Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0". Đây là thỏa thuận hợp tác giữa các Hiệp hội An toàn thông tin khu vực ASEAN và được sự chuyển giao bản quyền của Hiệp hội các chuyên gia an toàn thông (AiSP) của Singapore.
Ngày 31/10, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII (thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai” trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh IEAE 2024, thu hút hơn 500 doanh nghiệp từ 50 quốc gia, hơn 20 trường đại học và gần 10.000 lượt khách tham dự.
07:00 | 01/11/2024