Nhận thức rõ trách nhiệm, sự cần thiết trong các hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và triển khai thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” của Chính phủ, thời gian qua, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã tích cực chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như tổ chức các cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”, các hội thảo, tọa đàm về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng....
Để tăng cường sự kết nối giữa các bên liên quan, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, ngày 15/8/2023, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng (Vietnam Cyber Safety for Children Club - VCSC) với sự tham gia của 11 thành viên ban đầu là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tại Việt Nam. Chủ nhiệm Câu lạc bộ là ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam.
Tại Lễ ra mắt, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chia sẻ, việc thành lập một tổ chức trực thuộc làm nòng cốt cho các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em là ý tưởng đã được Hiệp hội chuẩn bị khá lâu và đến nay là thời điểm thích hợp để ra đời “Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng”.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phát biểu khai mạc Lễ ra mắt
Theo ông Nguyễn Thành Hưng, Câu lạc bộ sẽ kết nối các thành viên là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có cùng chung mục tiêu bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng, là cánh tay nối dài của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực này; giúp Hiệp hội thúc đẩy phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng tại Việt Nam.
Ngay từ ban đầu, Câu lạc bộ đã thu hút được nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp, nội dung và các tổ chức bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại Việt Nam tham gia. Đây là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của Hiệp hội.
Câu lạc bộ VCSC sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất để Hiệp hội tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên mạng; Phối hợp với các cơ quan nhà nước tuyền truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng một cách rộng rãi, mang lại hiệu quả thiết thực; thúc đẩy xây dựng các nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng dưới nhiều hình thức.
Ngoài ra, tổ chức chuyên môn này cũng sẽ giúp VNISA xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cơ sở của Hiệp hội cho các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh; góp phần thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em và nhóm giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng.
Chia sẻ về mục tiêu và chương trình hành động sắp tới của VCSC, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch VNISA, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết, với mục tiêu lớn nhất “Vì sự an toàn, hạnh phúc của trẻ em trên không gian mạng”, thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, VCSC sẽ có nhiều hoạt động cụ thể được triển khai để hướng tới mục tiêu này. Với sự quyết tâm của các thành viên Câu lạc bộ cũng như sự hỗ trợ từ Hiệp hội, VCSC mong muốn tạo ra được giá trị hữu ích, và góp phần xây dựng không gian số an toàn cho mọi trẻ em Việt Nam khi tham gia vào không gian mạng.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại Lễ ra mắt
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đánh giá cao sáng kiến của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam trong việc thành lập, ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng. Đây là hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc chung tay triển khai trách nhiệm xã hội.
“Câu lạc bộ sẽ là địa chỉ tin cậy của cộng đồng trong các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và là địa chỉ tin cậy kết nối các doanh nghiệp, tổ chức trong việc phát triển các các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng phù hợp với thị trường Việt Nam và vươn tầm quốc tế”, ông Trần Đăng Khoa chia sẻ.
Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam Nguyễn Thành Hưng (ngoài cùng bên phải) và Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Trần Đăng Khoa (ngoài cùng bên trái) trao chứng nhận thành viên ban đầu cho đại diện 11 doanh nghiệp, tổ chức
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong thời gian gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng có xu hướng tăng. Theo ghi nhận của tổng đài 111, hàng năm có khoảng từ 400 đến 500 cuộc gọi hỗ trợ liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Việc ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng với sự liên kết ban đầu là những doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu về tạo cơ chế phản ứng nhanh và tích cực trước những biến đổi nhanh chóng của công nghệ; đồng thời tạo hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra toạ đàm với chủ đề “Hỗ trợ trẻ em phòng tránh bị lừa đảo, bắt nạt trên môi trường mạng và nghiện Internet” với sự tham gia của các đại diện đến từ Cục Trẻ em; Cục An toàn thông tin, Tổ chức World Vision Việt Nam, Childfun Việt Nam, VNPT-IT, TikTok Việt Nam. Các diễn giả đã phân tích về tình trạng nghiện Internet của trẻ em Việt Nam và những hệ luỵ của nó tới sức khoẻ, nhận thức của trẻ; đánh giá về các nguy cơ và tác động, tổn thương mà trẻ có thể phải đối mặt khi bị lừa đảo, bắt nạt trên môi trường mạng.
Danh sách các đơn vị thành viên ban đầu của Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng 1. Công ty cổ phần An ninh mạng SCS 2. Công ty Công nghệ thông tin VNPT –Tập đoàn VNPT 3. Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar 4. Công ty cổ phần viễn thông FPT 5. Công ty Cổ phần BKAV 6. Công ty Cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) 7. Tổ chức World Vision Việt Nam 8. Tổ chức Childfund Việt Nam 9. Tổ chức Plan Internatinal tại Việt Nam 10. Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và dịch vụ Sconnect Việt Nam 11. Công ty Cổ phần Công nghệ mạng Lancs Việt Nam |
Đặng Hùng
11:00 | 19/04/2023
10:00 | 15/11/2023
21:00 | 16/11/2023
14:00 | 22/08/2023
10:00 | 12/11/2021
09:00 | 06/12/2023
13:00 | 21/11/2023
13:00 | 14/12/2023
10:00 | 20/11/2023
12:00 | 15/10/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có cảnh báo tới người dùng Internet Việt Nam về thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Đối tượng bị nhắm tới là những người thường mua hàng qua các nền tảng mạng xã hội.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
08:00 | 10/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 10 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
09:00 | 05/09/2024
Trong 02 ngày 07-08/9/2024, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6 năm 2024. Đây là Hội thảo thường niên của Trường UEC Nhật Bản tổ chức về tin học, điện tử viễn thông và định hướng hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Suốt chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (12/9/1945 - 12/9/2024), ngành Cơ yếu Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng đặc biệt tin cậy, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11:00 | 24/10/2024
Mới đây, Eric Council Jr., 25 tuổi đã bị bắt giữ tại Mỹ do bị cáo buộc tấn công tài khoản mạng xã hội X của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) nhằm thao túng giá Bitcoin hồi đầu năm nay. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng và những rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc tấn công mạng có chủ đích.
14:00 | 28/10/2024
Google sẽ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào Android 15, tạo ra lớp phòng thủ mới giúp người dùng tránh xa nguy cơ từ các ứng dụng độc hại. Tính năng này hứa hẹn nâng cao đáng kể khả năng bảo mật trên hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới.
10:00 | 30/10/2024