Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin của Bộ TT&TT là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo.
Khi truy cập vào trang web giả mạo này, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng sẽ cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại của người dùng, từ đó đánh cắp thông tin, tài sản.
Trước đó, vào đầu tháng 4 vừa qua, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền ‘policeonline[.]club’, giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng ‘quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%’, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 4/2024 hệ thống canhbao.khonggianmang.vn của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như một số bộ ngành, các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, dịch vụ công…
Từ phản ánh của người dùng và kết quả rà quét, giám sát không gian mạng Việt Nam, trong gần 1 tháng gần đây, Cục An toàn thông tin đặc biệt lưu ý người dân nâng cao cảnh giác để không truy cập vào 44 website lừa đảo, giả mạo. Số website lừa đảo, giả mạo được cơ quan này cảnh báo người dùng trực tuyến trong tháng 3/2024 là hơn 100 trang.
Đáng chú ý, trong gần 2 tháng trở lại đây, các đối tượng lừa đảo tiếp tục tạo các trang web giả mạo dịch vụ công quốc gia với nhiều địa chỉ tên miền khác nhau và đều là tên miền quốc tế như: Dichvucong[.]cvgov[.]com; Dichvucong[.]xgovvn[.]net; Dichvucong[.]dulieuqucogia[.]com...
Đến hết ngày 21/4, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã cập nhật hơn 124.600 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Cơ sở dữ liệu này hiện đã được kết nối trực tiếp với trình duyệt Cốc Cốc cùng hệ thống của Zalo, SafeGate để có thể tự động bảo vệ người dùng Internet trong nước trước các website lừa đảo trực tuyến.
Tính đến quý I/2024, hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp là Cục An toàn thông tin, đã chủ động ngăn chặn hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến. Nhờ đó, đã bảo vệ hơn 10,1 triệu người, tương ứng trên 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Song song với việc định kỳ hoặc đột xuất phát cảnh báo về các website giả mạo, lừa đảo cũng như các hướng dẫn các biện pháp nhận diện và phòng tránh các hình thức lừa đảo phổ biến, Cục An toàn thông tin đã và đang cung cấp miễn phí nhiều công cụ công nghệ hỗ trợ người dân có thể phát hiện mã độc tồn tại trong hệ thống mạng, kiểm tra xem có bị lộ lọt thông tin hay tự kiểm tra các website nghi ngờ lừa đảo, giả mạo.
Ngoài việc cảnh báo người dùng, các chuyên gia Cục An toàn thông tin còn đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chủ động rà quét để phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình, cảnh báo sớm đến người dùng, từ đó góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
P.T (Tổng hợp)
10:00 | 19/08/2024
15:00 | 25/06/2021
15:00 | 28/05/2024
13:00 | 13/08/2024
13:00 | 09/12/2020
17:00 | 10/10/2024
10:47 | 17/08/2016
10:00 | 07/06/2024
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
09:00 | 17/09/2024
Cục An toàn thông tin khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mạng.
07:00 | 12/09/2024
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có một lực lượng thầm lặng nhưng không kém phần quan trọng, đã góp phần bảo vệ độc lập, tự do và sự phát triển của đất nước, đó chính là lực lượng cơ yếu. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật quốc gia và trân trọng hơn những hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cơ yếu, bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe về một ngành Cơ mật, đặc biệt.
14:00 | 09/09/2024
Sáng ngày 07/9, tại Hà Nội, Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 đã diễn ra, với sự tham gia của các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin, mật mã và công nghệ viễn thông. Đây là sự kiện thường niên do Trường UEC Nhật Bản tổ chức, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và trao đổi giáo dục giữa các trường đại học khu vực Đông Nam Á với Nhật Bản.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024