Tham dự Hội thảo về phía Hội đồng Lý luận trung ương có Thượng tướng, PGS,TS. Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận trung ương; đồng chí Lê Đức Thắng, Thư ký chương trình KX04.
Về phía các Bộ, Ban, ngành và các cơ quan là đối tác nghiên cứu có Đại tá, TS Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; GS,TS. Bùi Quảng Bạ, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công An; Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT; TS. Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ TT&TT; ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Lương Khắc Hiếu, nguyên Quyền Giám đốc; PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc, Chủ nhiệm đề tài KX.04.32/21-25; PGS,TS Phạm Huy Kỳ, Nguyên Phó Giám đốc.
Ngoài ra, dự Hội thảo còn có các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, học viên đến từ Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng Bộ Quốc Phòng; Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công An; Cục An ninh nội địa Bộ Công An; Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT; Công ty an ninh mạng Viettel; Học viện An ninh nhân dân.
TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại Hội thảo
Ban Chủ trì Hội thảo gồm: PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm đề tài; Thượng tướng, PGS,TS. Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS,TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trong đó có hiểm họa an ninh mạng đã và đang thách thức trực tiếp sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, từng quốc gia và toàn nhân loại. Ứng phó, giải quyết có hiệu quả những vấn đề của an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng, đang đòi hỏi trách nhiệm của từng quốc gia, dân tộc và sự chung tay, hợp tác rộng rãi của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam. Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ, bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu về vấn đề này.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, chủ nhiệm đề tài cho biết: an ninh phi truyền thống là một vấn đề của thế giới đương đại và là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề có tính toàn cầu, xuyên biên giới đe dọa các quốc gia và cộng đồng quốc tế, từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh..., đến vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố mạng.
Tham luận với chủ đề “Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia” đã gợi mở về những ý tưởng mới về an ninh phi truyền thống, tức một cách tiếp an ninh mới khác với truyền thống, khác với khái niệm an ninh phi truyền thống đang được hiểu theo cách tiếp cận phức hợp và đặt trong bối cảnh tiến trình đang tác động một cách sâu sắc đến quốc gia và toàn cầu.
PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang cũng nhấn mạnh, trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và trong môi trường truyền thông số, vấn đề an ninh phi truyền thống đặc biệt diễn ra tập trung trên môi trường mạng, do đó vấn đề an ninh mạng và quản trị mạng càng trở nên phức tạp, tội phạm công nghệ cao, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa, an ninh chính trị, an ninh thông tin...,tất cả những vấn đề đó đang có nguy cơ tác động lớn đến an ninh quốc gia. Đối mặt với những mối đe dọa này, các quốc gia không thể đơn phương giải quyết, mà cần có sự hợp tác, tham gia của nhiều đối tác khác nhau. Nhưng để giải quyết được những vấn đề nêu trên, cần phải có sự hiểu biết thấu đáo dựa trên những luận cứ khoa học vững chắc và thuyết phục.
Tại Hội thảo, PGS,TS. Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật Mật mã cho rằng, đa số các quốc gia hiện nay, mặc dù nhận thức tính chất phi truyền thống nhưng cách tiếp cận được mở rộng từ an ninh truyền thống với các chính sách/chiến lược gắn với an ninh quốc gia và bảo vệ nền kinh tế. Tham luận “An ninh mạng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư: tiếp cận từ góc độ an ninh phi truyền thống” đã chỉ rõ tầm quan trọng của an ninh mạng và chủ quyền quốc gia; khung pháp lý cho tại Việt Nam; trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp; thách thức an ninh mạng trong bối cảnh CMCN 4.0.
Một số tham luận nổi bật đáng chú ý tại Hội thảo bao gồm: “Vai trò của an ninh mạng và anh ninh phi truyền thống trong nền an ninh quốc gia” do PGS,TS Phạm Huy Kỳ, Nguyên Phó GĐ Học viện BC-TT trình bày; “Sự hình thành và phát triển các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh phi truyền thống” của Đại úy, TS Nguyễn Đình Châu, Học viện An ninh nhân dân; “Khủng bố và thực trạng hoạt động khủng bố ở Việt Nam hiện nay” do GS,TS. Bùi Quảng Bạ, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công An trình bày; “Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá quân đội trên không gian mạng hiện nay” của Đại tá, TS Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ nhiệm Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Sĩ quan Chính trị và tham luận “Nhận diện chiến tranh thông tin trong xung đột Nga-Ukraine năm 2022 và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của TS. Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Văn thư lưu trữ và Báo chí, Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.
Tham luận “Giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ an ninh phi truyền thống, trọng tâm đảm bảo an ninh mạng, an ninh thông tin trong bối cảnh thế giới đại chuyển đổi tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Thượng tướng, PGS,TS. Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương đã đưa ra những giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ an ninh phi truyền thống, trọng tâm đảm bảo an ninh mạng như: nâng cao nhận thức, năng lực bảo đảm an toàn an ninh mạng cho toàn xã hội; Hệ thống mạng thông tin bảo đảm các tiêu chuẩn về bảo mật; Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ năng lực, chủ động đối phó với mọi nguy cơ xảy ra trên không gian mạng; quan hệ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng được mở rộng và tăng cường…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Tại phiên Thảo luận, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, cần ban hành Luật Quản trị khủng hoảng Quốc gia để tạo lập môi trường pháp lý cơ bản nhằm ứng phó, quản trị quốc gia trong khủng hoảng.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, các nhà nghiên cứu phương tây đã đưa ra nhận định là cuộc chiến tranh trên không gian mạng sẽ phá vỡ chủ quyền thông tin, Việt Nam cần nghiên cứu nhận diện về các yếu tố làm mất chủ quyền thông tin, thực tế các vụ tấn công mạng diễn ra trên toàn thế giới.
Cũng tại Hội thảo, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số cho rằng, tiến trình chuyển đổi số đã đặt ra một bối cảnh mới cho an ninh quốc gia. Cụ thể là tiến trình chuyển đổi số đang làm thay đổi hình thái tổ chức xã hội, trong đó đặc trưng quan trọng là kết nối toàn thể các cấu phần quốc gia vào các mạng lưới kết nối và gắn kết chặt chẽ với toàn cầu. Điều này tạo ra những thách thức mới cho việc kiểm soát an ninh quốc gia, đòi hỏi phải thay đổi căn bản về tư duy chiến lược…
Tổng kết Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định, các nhà khoa học đã nêu lên nhiều luận điểm mới mà Ban chủ nhiệm đề tài cần tiến hành nghiên cứu, trao đổi thêm. Các ý kiến đều thống nhất về những thách thức, thời cơ, thành tựu đạt được của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó đặt ra mối quan hệ giữa an ninh phi truyền thống, an ninh mạng và an ninh quốc gia. Điều đó đặt ra yêu cầu chúng ta cần phải xây dựng chiến lược về an ninh quốc gia , an ninh mạng như thế nào để có thể phòng tránh được mối nguy hiểm, sự tàn phá của an ninh phi truyền thống, an ninh mạng đối với đời sống của con người hiện nay.
Tuệ Minh
15:02 | 29/08/2017
15:00 | 09/12/2022
07:00 | 16/12/2022
15:00 | 08/02/2023
13:00 | 12/05/2021
14:42 | 05/05/2014
11:00 | 26/11/2012
09:00 | 11/10/2024
Ngày 9/10, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
15:00 | 18/09/2024
Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi xướng sáng kiến thành lập các nhà máy Trí tuệ Nhân tạo (AI Factory) với mục tiêu củng cố vị thế hàng đầu của châu Âu trong phát triển AI đáng tin cậy. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI, đồng thời đảm bảo sự phát triển của công nghệ này dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và bảo mật cao, nhằm phục vụ lợi ích chung cho cả khu vực và thế giới.
07:00 | 16/09/2024
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã thống kê và xử lý 4.029 sự cố tấn công mạng tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024. Những số liệu này phản ánh sự cấp thiết của việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, một yếu tố sống còn cho sự thành công và bền vững của quá trình chuyển đổi số tại các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc.
14:00 | 23/08/2024
Trong thời đại số, dữ liệu cá nhân đã trở thành "mỏ vàng" của tội phạm mạng. Do đó, việc bảo vệ thông tin cá nhân chính là góp phần giảm thiểu các rủi ro cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ dữ liệu cá nhân không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là sự chung tay của toàn xã hội để xây dựng một không gian mạng an toàn và bền vững.