Trong vài năm qua, các nhà sản xuất Nhật Bản đã đánh mất vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh và tụt hậu so với Nokia, Ericsson, Huawei trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G. Đồng thời, các nhà sản xuất nói trên kiểm soát gần 80% thị trường trạm gốc 5G, trong khi các công ty Nhật Bản chỉ có ít hơn 1% thị phần.
Để đa dạng hóa các nhà cung cấp hạ tầng 5G, Washington và London đang đàm phán với chính phủ Nhật Bản về hợp tác trong lĩnh vực này, NEC và Fujitsu có thể là những công ty được lựa chọn.
Trung Quốc coi việc phát triển 5G là ưu tiên quốc gia và là nước tiên phong trong ngành này. Từ năm 2009 đến 2019, Huawei đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển 5G, thực tế con số này còn nhiều hơn cả khoản đầu tư 5G kết hợp ở Mỹ và châu Âu. Năm 2019, bất chấp sự ngăn cản của Mỹ, một số quốc gia bao gồm Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Ý và Kuwait đã ra mắt mạng 5G. Đa số các thiết bị 5G là do Huawei sản xuất.
Trước đó, Mỹ nhiều lần cáo buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet Trung Quốc đã chia sẻ thông tin bí mật thông qua cửa hậu trong hạ tầng và phần mềm. Mỹ từng nhiều lần kêu gọi các nước tẩy chay hệ thống liên lạc của Huawei, bao gồm cả thiết bị 5G.
Trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn vệ tinh Nga, Phó Giáo sư Alexei Belyanin thuộc Viện Kinh tế Quốc tế và Tài chính Nga cho biết, các công ty Nhật Bản có danh tiếng tốt và thị trường phương Tây rất mong chờ các sản phẩm của họ. Ông chia sẻ thêm, hiện các nước phương Tây đang nỗ lực để hạn chế hoặc loại trừ các công ty Trung Quốc khỏi thị trường. Quá trình cô lập thị trường đang được tiến hành, Nhật Bản cần chứng minh thế mạnh và dành nhiều thời gian chuẩn bị để loại bỏ Huawei. Các lực lượng khoa học và công nghệ cùng hợp tác với những nước phương Tây sẽ có thể từng bước đạt được điều này. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện và sẽ tiếp tục được cố gắng trong tương lai.
Việc một số quốc gia từ bỏ thiết bị 5G sản xuất tại Trung Quốc đã mang lại cho NEC và Fujitsu cơ hội thành công trong chuỗi cung ứng thiết bị mạng toàn cầu. Kể từ khi Yoshihide Suga trở thành thủ tướng Nhật Bản, ông đã nhiều lần nói rằng nên xây dựng bộ phận này như một động lực tăng trưởng.
Thủ tướng Nhật Bản cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 4/12/2020, để trở thành gã khổng lồ công nghệ toàn cầu thế hệ tiếp theo bao gồm 5G và 6G, chính phủ Nhật Bản sẽ dẫn đầu nghiên cứu và phát triển. Ông thông báo rằng hơn 1 nghìn tỷ yên sẽ được phân bổ từ ngân sách bổ sung để phát triển truyền thông không dây và các công nghệ khác.
Tuệ Minh
16:00 | 23/12/2019
17:00 | 07/12/2020
10:00 | 13/04/2021
14:00 | 14/01/2020
14:00 | 24/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
08:00 | 26/08/2024
Kể từ tháng 8/2023, các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay tại Liên minh châu Âu.
14:00 | 15/08/2024
Chuyển đổi từ Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) Phiên bản 4 (IPv4) sang Phiên bản 6 (IPv6) là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của Internet trên toàn cầu. Với khoảng 4.3 tỷ địa chỉ IP, IPv4 không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thiết bị kết nối Internet.
08:00 | 22/07/2024
YouTube vừa cập nhật chính sách mới, cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa video khi phát hiện nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra mô phỏng khuôn mặt hoặc giọng nói của bản thân. Chính sách mới này là một phần trong quy trình bảo vệ quyền riêng tư được cập nhật, cho phép trao nhiều quyền hơn cho người dùng để chống lại nạn giả mạo bằng công nghệ AI.