Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên
Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở biên giới phía Tây Bắc, có vị trí trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tỉnh luôn xác định hoạt động cơ yếu, công tác bảo mật, an toàn thông tin có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo truyền tải thông tin bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang các cấp; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đã chỉ đạo lực lượng cơ yếu trên địa bàn tiếp tục hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng; đảm bảo an toàn tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã, phương tiện làm việc, bí mật thông tin lãnh đạo, chỉ đạo và chống thu tin mã thám của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, là tỉnh có địa bàn rộng, đường biên giới dài, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn; các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động trên không gian mạng, lợi dụng Internet, các trang mạng xã hội,… để chống phá Đảng và Nhà nước. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hoạt động công tác cơ yếu, công tác bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin của.
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã luôn chủ động lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng và các hệ Cơ yếu quán triệt, triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, thông tư, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về công tác cơ yếu, bảo mật, an toàn thông tin; trọng tâm là Nghị quyết số 56-NQ/TW, ngày 05/3/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 11/8/2020 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 56-NQ/TW của Bộ Chính trị. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trong việc tham gia xây dựng, phát triển ngành Cơ yếu.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là những cơ quan, đơn vị có sử dụng cơ yếu thường xuyên quan tâm việc lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn cho người làm công tác cơ yếu của cơ quan, đơn vị; thực hiện quản lý thống nhất, chặt chẽ đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ yếu trên địa bàn tỉnh; xây dựng đội ngũ cơ yếu có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tham mưu tốt; sẵn sàng tiếp thu và sử dụng có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật mật mã và công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của khoa học - công nghệ hiện nay.
Với tổ chức, biên chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cơ yếu tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh hiện nay, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác bảo mật, an toàn thông tin mật phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp được kịp thời, thông suốt trong mọi tình huống. Công tác quản lý nhà nước về cơ yếu, thực hiện giám sát an toàn thông tin trên các mạng công nghệ thông tin trọng yếu, triển khai hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị được đẩy mạnh, ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay, tổng số chứng thư số chuyên dùng được cấp và sử dụng là 5.418. Trình độ, khả năng sẵn sàng cơ động, chiến đấu của lực lượng cơ yếu được nâng lên, từng bước làm chủ được trang thiết bị công nghệ máy mã hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện một số quy định về cơ yếu, bảo mật thông tin, công tác tham mưu của lực lượng cơ yếu có mặt hạn chế. Hạ tầng cơ sở vật chất, trang bị đầu tư cho lực lượng cơ yếu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là lực lượng cơ yếu vũ trang. Đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ yếu chất lượng còn hạn chế, cán bộ có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu chiếm tỉ lệ thấp. Nguồn ngân sách của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương nên việc đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo mật, an toàn thông tin cơ yếu còn gặp nhiều khó khăn.
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, nhu cầu bảo đảm thông tin mật, an toàn thông tin của Trung ương, của cấp ủy Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh là rất lớn và có tầm quan trọng lâu dài, khối lượng thông tin sẽ nhiều và khẩn trương, nội dung thông tin cơ mật phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy cần thông suốt, an toàn, bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống. Đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển Chính quyền số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số; phát huy hiệu quả chuyển đổi số để nâng cao năng lực, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương, đòi hỏi lực lượng cơ yếu Điện Biên phải nỗ lực nhiều hơn nữa trên các mặt công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về hoạt động công tác cơ yếu và những nội dung liên quan đến định hướng, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo mật, an toàn thông tin.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp tục tăng cường lãnh đạo các cơ quan, đơn vị địa phương có sử dụng lực lượng cơ yếu triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 56-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ. Phát huy sức mạnh của toàn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó giữ vai trò nòng cốt thực hiện các giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác cơ yếu, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu cách mạng, chính quy, tiến thẳng lên hiện đại, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
Một là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng; phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị trong tổ chức, triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển công tác cơ yếu đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt sâu rộng đến cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng đối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước, vai trò của lực lượng cơ yếu nói chung và lực lượng cơ yếu tỉnh Điện Biên nói riêng.
Hai là, chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác cơ yếu có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống “Trung thành, tận tụy, đoàn kết, kỷ luật, sáng tạo”. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành mật mã gắn với kiến thức công nghệ thông tin, an toàn thông tin, an ninh mạng; đảm bảo đội ngũ cán bộ cơ yếu Điện Biên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đủ năng lực tham mưu, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, khai thác, làm chủ trang thiết bị mật mã hiện đại.
Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các tổ chức cơ yếu; triển khai, hỗ trợ kỹ thuật, giám sát sản phẩm mật mã theo hướng tự động, đồng bộ và được tích hợp vào hệ thống công nghệ thông tin - viễn thông quốc gia; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến để kiểm soát thông tin, phòng, chống lộ, lọt, mất an toàn thông tin. Phối hợp với cơ quan chủ quản hệ thống thông tin quan trọng trong việc giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và tăng cường quản lý các sản phẩm, trang thiết bị mật mã.
Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế, vị trí việc làm; chức năng, nhiệm vụ của cơ yếu các cấp, các ngành; đảm bảo cho lực lượng cơ yếu của tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và nhiệm vụ công tác cơ yếu trong tình hình mới, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Tỉnh.
Công tác cơ yếu, công tác bảo vệ bí mật, an toàn thông tin phục vụ trực tiếp sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của cấp ủy, chính quyền trong tình hình mới được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị tỉnh Điện Biên. Chính vì vậy, tỉnh Điện Biên mong muốn tiếp tục quan tâm đầu tư phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; tăng cường công tác đào tạo và ưu tiên đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ với loại hình sát thực tiễn, nhất là hệ đại học chính quy. Đặc biệt, nghiên cứu đưa nội dung quản lý nhà nước về cơ yếu vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị của các địa phương.
Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên
17:00 | 03/10/2023
11:00 | 19/06/2024
09:00 | 16/10/2019
15:00 | 25/06/2024
09:00 | 05/01/2024
15:23 | 19/01/2017
08:00 | 26/08/2024
Kể từ tháng 8/2023, các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay tại Liên minh châu Âu.
09:00 | 22/08/2024
Chiều 21/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp" nhằm phân tích, luận bàn, đánh giá những vấn đề nổi bật liên quan đến thúc đẩy phát triển, quản lý công nghiệp công nghệ số; nội hàm, bản chất của tài sản số; nghĩa vụ thuế liên quan đến tài sản số cùng nhiều nội dung được nêu ra trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
13:00 | 13/08/2024
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng. Trong đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường bảo đảm ATTT mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTT mạng.
14:00 | 15/07/2024
Chiều 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06. Để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông giao ban hằng tháng, có đánh giá, hướng dẫn, giám sát, bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.