Thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin số với nền kinh tế tri thức cạnh tranh khốc liệt, ẩn chứa đầy rẫy sự bất định; sự bùng nổ của công nghệ thông tin, dịch vụ Internet, mạng xã hội với các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn, an ninh thông tin diễn ra khá phổ biến. Nhiều quốc gia trên thế giới đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin, viễn thông làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong xu thế đó, quốc gia nào giữ được bí mật thông tin và nắm bắt được thông tin thì sẽ nắm thế chủ động trong đường lối, chính sách phát triển, quan hệ đối ngoại, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Việt Nam cũng không ngoại lệ, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy của Đảng, Chính quyền và các lực lượng vũ trang; hoạt động này được lực lượng cơ yếu đảm nhiệm. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 56-NQ/TW, ngày 5/3/2020 về Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 (Nghị quyết số 56-NQ/TW), Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 11/8/2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 56-NQ/TW (Nghị quyết số 27/NQ-CP) thể hiện điều này.
Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, là địa phương duy nhất có đường biên giới trên biển và đất liền tiếp giáp với Trung Quốc. Những năm gần đây, bám sát quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 về “Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, coi đây là đòn bẩy để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh của tỉnh giai đoạn tới.
Tỉnh Quảng Ninh xác định triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên cả ba lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, phấn đấu trở thành mô hình mẫu của cả nước về chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình này đặt ra hàng loạt thách thức, tiềm ẩn rủi ro về lộ lọt bí mật nhà nước, mất an toàn, an ninh thông tin đòi hỏi công tác bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của lực lượng cơ yếu cần được đặt biệt chú trọng, coi đây thực sự là nhiệm vụ cấp bách, then chốt, xuyên suốt, không thể tách rời trong cả quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Thời gian qua, Tỉnh ủy đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 56-NQ/TW và Nghị quyết số 27/NQ-CP tại địa phương. Các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động đối với nhiệm vụ cơ yếu, bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an toàn thông tin; Chất lượng, hiệu quả các mặt công tác cơ yếu không ngừng được nâng lên, tổ chức biên chế tiếp tục được củng cố kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ yếu trung thành, có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, quy định công tác cơ yếu, có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Các chế độ chính sách đặc thù đối với người làm công tác cơ yếu luôn được đảm bảo; Lực lượng cơ yếu chủ động, kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Ban Cơ yếu Chính phủ và các hệ Cơ yếu cấp trên về công tác cơ yếu, bảo vệ bí mật thông tin.
Hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nêu cao ý thức cảnh giác, đảm bảo tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã, phương tiện làm việc thực hiện bảo vệ bí mật các thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp và các địa phương, phòng chống hiệu quả hoạt động thu tin, mã thám của các thế lực thù địch. Hoạt động cơ yếu tại các cơ quan, đơn vị sử dụng cơ yếu ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, các giải pháp bảo mật kênh truyền cho các hệ thống thông tin trọng yếu, các giải pháp bảo mật truyền hình hội nghị, thiết bị lưu trữ an toàn, mãy mã thoại/fax mật... được triển khai; cấp gần 20.000 chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ góp phần quan trọng xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công trên nền tảng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Lực lượng cơ yếu của tỉnh hiện nay hầu hết được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cơ yếu nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin nên công tác tham mưu, đề xuất về bảo mật các hệ thống thông tin cũng như triển khai các sản phẩm mật mã ứng dụng công nghệ thông tin thế hệ mới còn hạn chế. Ban Cơ yếu chính phủ cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn việc có thể bố trí cán bộ làm công tác cơ yếu kiêm nhiệm làm công tác công nghệ thông tin trong điều kiện thực hiện tinh giản biên chế, hay đào tạo kiến thức cơ yếu cho cán bộ công nghệ thông tin để đảm nhận nhiệm vụ cơ yếu.
Tỉnh ủy đã quan tâm chỉ đạo công tác tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ; bộ máy biên chế ngày càng tinh gọn, việc kiêm nhiệm đã được thực hiện ở một số vị trí công tác, trong đó có vị trí công tác cơ yếu và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với yêu cầu chặt chẽ về tiêu chuẩn nhân sự làm công tác hoặc cử đi đào tạo cơ yếu thì nguồn cán bộ của địa phương khó có khả năng đáp ứng đầy đủ, nhất là đối với cấp huyện.
Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (bên phải) nhận biểu trưng ngành Cơ yếu Việt Nam do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ trao tặng
Để chuyển đổi số toàn diện, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 56-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ nhằm xây dựng lực lượng cơ yếu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác cơ yếu, bảo vệ bí mật nhà nước và an toàn thông tin trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, chỉ đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị trong tỉnh đưa nội dung quản lý nhà nước về cơ yếu vào chương trình giảng dạy theo tài liệu và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Ba là, làm tốt công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế, vị trí việc làm theo hướng dẫn của Trung ương và các ngành liên quan trong xây dựng lực lượng cơ yếu trong tỉnh
Bốn là, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác cơ yếu, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Năm là, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ yếu; tăng cường quản lý nghiệp vụ kỹ thuật mật mã, quản lý, sử dụng hệ thống máy mã, sản phẩm mật mã theo đúng quy định.
Sáu là, tiếp tục phát triển hiện đại hóa mạng liên lạc cơ yếu. Làm tốt hơn nữa công tác trang bị phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, kịp thời triển khai các sản phẩm mật mã mới của ngành Cơ yếu phục vụ công tác bảo mật thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang; tăng cường triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dụng công vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của tỉnh.
Bảy là, phối hợp chặt chẽ với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai các giải pháp bảo mật cho các hệ thống công nghệ thông tin; tăng cường phối hợp giám sát, đánh giá an toàn toàn thông tin đối với các mạng thông tin trọng yếu của tỉnh.
Thực hiện công tác cơ yếu, bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình thực hiện chuyển đổi số toàn diện với những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Quảng Ninh xác định cùng với làm chủ công nghệ mới thì giải pháp trọng tâm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung cho yếu tố con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Xây dựng lực lượng cơ yếu thực sự tinh thông nghiệp vụ, giỏi về công nghệ thông tin, có bản lĩnh cách mạng vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, đơn vị; đồng thời cũng là cơ hội để lực lượng cơ yếu khẳng định vai trò và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh
08:00 | 29/03/2024
08:00 | 24/05/2024
10:00 | 31/01/2024
16:00 | 04/08/2024
10:00 | 04/12/2023
08:00 | 17/06/2024
11:00 | 19/06/2024
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
09:00 | 10/10/2024
Ngày 05/10, Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) năm 2024 đã tôn vinh 45 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc.
07:00 | 12/09/2024
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có một lực lượng thầm lặng nhưng không kém phần quan trọng, đã góp phần bảo vệ độc lập, tự do và sự phát triển của đất nước, đó chính là lực lượng cơ yếu. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật quốc gia và trân trọng hơn những hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cơ yếu, bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe về một ngành Cơ mật, đặc biệt.
14:00 | 11/09/2024
Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây, lợi dụng thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, đã xuất hiện fanpage trên mạng xã hội Facebook giả mạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Sở khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024