Cách thiết lập này sẽ không chặn các ứng dụng đã cài đặt trước đây, nhưng nó sẽ ngăn trẻ em cài đặt ứng dụng tự do. Để thực hiện việc này, người dùng làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào , sau đó chọn vào hình ảnh hồ sơ thông tin cá nhân (Hình 1).
Hình 1. Hồ sơ thông tin cá nhân
Bước 2: Chọn lần lượt theo trình tự sau Cài đặt > Gia đình > Chế độ kiểm soát của cha mẹ (Bật lên và đặt mã PIN) > Ứng dụng và trò chơi, sau đó có thể chọn các quyền mà người dùng muốn. Tại đây khi kích hoạt tính năng này, không phải tất cả các ứng dụng khi được tải xuống đều sẽ được hiển thị và người dùng có thể thiết lập bảo mật để kiểm soát các ứng dụng mà trẻ em có thể sử dụng (Hình 2).
Hình 2. Thiết lập kiểm soát ứng dụng
Đây là một phương pháp khá nhanh và an toàn, chúng ta có thể điều khiển được sử dụng bởi trẻ em giúp ngăn chặn chúng truy cập vào các ứng dụng không phù hợp hoặc không mong muốn. Với Google Family Link, cha mẹ có thể kiểm soát các ứng dụng mà con mình có thể truy cập thông qua thiết bị di động. Ứng dụng này cũng có thể cài đặt trên các thiết bị iOS, người dùng cũng có thể tải xuống từ Apple Store. Để sử dụng ứng dụng này, trước hết người dùng phải tải ứng dụng Google Family Link từ CH Play rồi cài đặt nó trên cả thiết bị của phụ huynh và trẻ em cụ thể như sau:
Tạo tài khoản Google Family Link trên thiết bị của cha mẹ
Bước 1: Tạo tài khoản Family Link trên điện thoại của cha mẹ. Sau khi cài đặt ứng dụng xong, thực hiện mở ứng dụng lên và chọn tài khoản Google của cha mẹ để đăng nhập. Sau đó, nếu con chưa có tài khoản Google, thì nhấn vào “Không” > nhấn “Tiếp theo” (Hình 3).
Hình 3. Thiết lập tài khoản Google Family Link
Bước 2: Tiến hành tạo tài khoản cho con của bạn bằng cách điền các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh và tên tài khoản Gmail (Hình 4).
Hình 4. Tạo tài khoản sử dụng Goole Family Link cho con
Bước 3: Hoàn thành cài đặt. Ứng dụng Google Family Link sau khi đăng ký tài khoản thành công sẽ hỏi một số quyền, người dùng chỉ cần tích vào “Tôi hiểu rằng…”, sau đó nhấn chọn “Tôi đồng ý” > “Tiếp tục” > nhấn tiếp vào “Tiếp theo” (Hình 5). Sau khi hoàn thành 3 bước trên, chúng ta có thể truy cập vào ứng dụng và sử dụng.
Hình 5. Hoàn thành cài đặt
Thiết lập kết nối ứng dụng Google Family Link trên thiết bị của con
Để cha mẹ có thể quản lý được thiết bị di động của con mình thông qua ứng dụng Google Family Link thì cần phải thiết lập kết nối trên thiết bị của con. Để thực hiện người dùng thao tác cụ thể theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào “Cài đặt” trên thiết bị di động nhấn chọn vào mục “Google” > Chế độ kiểm soát của cha mẹ > chọn Bắt đầu để thực hiện thiết lập (Hình 6).
Hình 6. Thiết lập kết nối với thiết bị của trẻ em
Bước 2: Chọn “Trẻ em” khi được hỏi “Ai sẽ sử dụng thiết bị này”, sau đó nhấn “Tiếp theo” và chọn đúng Tài khoản Google của con bạn (tài khoản đã tạo trên app Google Family Link ở trên) Hình 7.
Hình 7. Thiết lập tài khoản Google Family Link trên thiết bị của trẻ em
Bước 3: Điền thông tin tài khoản Google của cha mẹ (dùng để giám sát con cái). Tiếp đó, nhập lại mật khẩu tài khoản Google của con và nhấn “Đồng ý”. Tiếp tục chọn “Chấp nhận” để đồng ý cho cha mẹ theo dõi thiết bị của con và chờ quá trình liên kết thành công, sau đó hoàn thành một số bước cuối cùng theo chỉ dẫn để hoàn tất liên kết (Hình 8).
Hình 8. Hoàn thành kết nối với ứng dụng Google Family Link
Bài báo đã cung cấp một hướng dẫn cụ thể về cách thiết lập và quản lý việc sử dụng điện thoại di động của trẻ em trên hệ điều hành Android. Điều quan trọng mà phụ huynh cần biết là việc áp dụng những nguyên tắc này không chỉ là để kiểm soát việc sử dụng các thiết bị công nghệ, mà còn là để tạo ra một môi trường an toàn và tích cực cho trẻ em. Thông qua việc hướng dẫn và giám sát đúng đắn, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng trẻ em đang tận dụng mọi lợi ích của thế giới kỹ thuật số một cách an toàn và có ý thức.
Quốc Trường
15:00 | 25/06/2024
15:00 | 31/05/2024
10:00 | 10/04/2024
10:00 | 05/06/2024
10:00 | 18/07/2024
12:00 | 29/02/2024
09:00 | 28/06/2024
12:00 | 06/05/2024
10:00 | 04/10/2024
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, ransomware đã trở thành một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với cả cá nhân lẫn tổ chức. Đây không chỉ là một loại phần mềm độc hại, mà còn là một công cụ về chính trị và kinh tế của các nhóm tội phạm mạng. Ransomware không chỉ gây tổn thất về tài chính mà còn đe dọa đến sự bảo mật thông tin, uy tín và hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Bài báo này sẽ trang bị một số kỹ năng cần thiết cho các tổ chức để thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công ransomware, nhấn mạnh việc triển khai một cách chủ động để bảo vệ hệ thống trước các mối nguy hiểm tiềm tàng.
08:00 | 26/08/2024
DNS Tunneling là một kỹ thuật sử dụng giao thức DNS (Domain Name System) để truyền tải dữ liệu thông qua các gói tin DNS. Giao thức DNS được sử dụng để ánh xạ các tên miền thành địa chỉ IP, nhưng DNS tunneling sử dụng các trường dữ liệu không được sử dụng thông thường trong gói tin DNS để truyền tải dữ liệu bổ sung. DNS Tunneling thường được sử dụng trong các tình huống mà việc truy cập vào Internet bị hạn chế hoặc bị kiểm soát, như trong các mạng cơ quan, doanh nghiệp hoặc các mạng công cộng. Tuy nhiên, DNS Tunneling cũng có thể được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng, bao gồm truy cập trái phép vào mạng hoặc truyền tải thông tin nhạy cảm mà không bị phát hiện.
14:00 | 01/03/2024
Giấu tin (steganography) là một kỹ thuật nhúng thông tin vào một nguồn đa phương tiện nào đó, ví dụ như tệp âm thanh, tệp hình ảnh,... Việc này giúp thông tin được giấu trở nên khó phát hiện và gây ra nhiều thách thức trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt là quá trình điều tra số. Thời gian gần đây, số lượng các cuộc tấn công mạng có sử dụng kỹ thuật giấu tin đang tăng lên, tin tặc lợi dụng việc giấu các câu lệnh vào trong bức ảnh và khi xâm nhập được vào máy tính nạn nhân, các câu lệnh chứa mã độc sẽ được trích xuất từ ảnh và thực thi. Nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan về phương thức ẩn giấu mã độc nguy hiểm, bài báo sẽ giới thiệu về kỹ thuật giấu tin trong ảnh và phân tích một cuộc tấn công cụ thể để làm rõ về kỹ thuật này.
15:00 | 19/02/2024
SoftEther là phần mềm xây dựng mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN ) cho phép hoạt động ở lớp 2 trong mô hình OSI (lớp liên kết dữ liệu). SoftEther tích hợp nhiều giao thức VPN mà có thể hoạt động ở các lớp khác nhau, trong đó có giao thức SE-VPN hoạt động ở lớp 2. Bài viết này giới thiệu về giải pháp máy chủ VPN tích hợp SoftEther, cũng như trình bày về cách xử lý, đóng gói gói tin của giao thức SE-VPN được sử dụng trong máy chủ SoftEther.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Cục An toàn thông tin vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới mạo danh cơ quan an sinh xã hội, dụ người dân nhận tiền hỗ trợ, trợ cấp... Tuy nhiên, đằng sau những lời "có cánh" lại là cái bẫy tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
10:00 | 30/10/2024