Vấn nạn tin giả trở nên đáng lo ngại khi cuộc tấn công vào tòa nhà quốc hội Mỹ diễn ra, lý do là vì những thông tin sai lệch được lan truyền trên mạng Internet đã thúc đẩy người dân hành động bạo lực ngoài thế giới thực. Sau cuộc bạo động, Facebook và Twitter đã chặn lượng lớn tài khoản được xác định là thủ phạm hoặc lan truyền thông tin sai lệch.
Vụ việc đặt ra câu hỏi thông tin sai lệch, giả mạo có thể được phát hiện nhanh đến mức nào trên Internet? Các công ty truyền thông xã hội chủ yếu sử dụng sức người để điều hành phần lớn việc truy vết và loại bỏ tin tức giả mạo. Nhưng hàng tỷ bài đăng mỗi ngày là khối lượng công việc quá lớn đối với người thường. Tự động hóa là cách tiếp cận khả thi hơn, đồng nghĩa phụ thuộc nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI).
Tại Anh, Logical là công ty đi đầu sử dụng AI để chống lại tin tức giả mạo. Giải pháp này giúp phân loại những nội dung được nhận định là tin giả hoặc tin sai lệch trước khi người dùng có thể đọc được. Nó có sẵn dưới dạng ứng dụng dành cho thiết bị di động và chương trình bổ trợ trên trình duyệt Chrome. Phương pháp tiếp cận của Logical gồm ba hướng là nguồn gốc của nội dung, nội dung và siêu dữ liệu liên quan đến nội dung đó để cung cấp thông tin toàn diện, bổ sung và xác thực được nội dung.
Từ quan điểm kỹ thuật, công ty sử dụng học máy (machine learning), lập trình ngôn ngữ tư duy, lý thuyết mạng, biểu đồ kiến thức để tự động xác định và phân loại số lượng lớn những nội dung đáng ngờ. Nó cũng phụ thuộc vào các chuyên gia để kiểm tra thuật toán, xây dựng thuật toán và phát triển nâng cao. Các chuyên gia cũng thiết lập ngôn ngữ tự nhiên để hệ thống xác định độ tin cậy của nội dung.
Công nghệ và kỹ thuật AI được sử dụng trong một số giai đoạn của thuật toán Logical. Công ty sử dụng kỹ thuật học sâu (deep learning) để tăng cường khả năng hiểu nghĩa văn bản và các nội dung khác. Ngoài hiểu ngôn ngữ, thuật toán cũng phải theo dõi được nguồn gốc của nội dung, các nền tảng nó được lan truyền.
Khó khăn cơ bản là phải tìm ra lỗ hổng trong thông tin sai lệch. Vì vậy, Logical phải thu thập vô số tín hiệu khác nhau xung quanh một nội dung đáng nghi, kết hợp phân tích kỹ thuật về nội dung và tài khoản đăng tải.
Thách thức khác là ngôn ngữ mạng liên tục thay đổi, yêu cầu Logical phải thường xuyên cập nhật các xu hướng ngôn ngữ mới cho mô hình ngôn ngữ của thuật toán. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối cho công nghệ này. Logical phải lập mô hình rất nhiều siêu dữ liệu và tiến hành phân tích mạng, đồng thời các chuyên gia cũng không ngừng phải cải tiến mô hình.
Theo đánh giá nội bộ, hệ thống của Logical làm việc chính xác khoảng 90%. Nó có thể xác định nhầm tin thật là tin giả khoảng 5 trong 100 lần quét. Công nghệ này là không hoàn hảo nhưng Logical khẳng định sẽ không ngừng phát triển, cải tiến và đầu tư vào AI.
Trong cuộc chiến chống tin giả, phần mềm của Logical luôn nằm ngoài tiền tuyến. Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, Logical đã làm việc với ủy ban bầu cử tại một bang chiến trường lớn để đẩy lùi tin giả. Công ty cũng hợp tác với một số nền tảng truyền thông xã hội lớn nhưng điều này được giữ bí mật.
Người dùng Facebook và Twitter có thể đã nhiều lần chứng kiến những nội dung bị báo cáo sai phạm nhưng những thông tin này chưa đủ để ngăn chặn làn sóng dữ liệu giả mạo.
Để những thông tin sai lệch không in sâu trong nhận thức của người dùng mạng xã hội, phần mềm chống tin giả phải làm việc nhanh chóng, ngăn chặn thông tin xấu trước khi nó có thể đến tay người dùng. Công nghệ này có thể nhắc nhở người dùng tin tức nào là giả mạo. Tuy nhiên, để làm được điều này, các nhà khoa học đang nghiên cứu điều chỉnh nội dung lời khuyên mà AI đưa ra phù hợp với thực tế xã hội để người dùng dễ dàng chấp nhận.
Cuộc chiến chống lại tin tức giả mạo và thông tin sai lệch sẽ không bao giờ có giải pháp hoặc cách ngăn chặn hiệu quả 100%. Con người không thể không mắc sai lầm, đồng nghĩa với hệ thống AI xác định tin giả khó có thể chính xác tuyệt đối. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, với đủ thời gian, công nghệ và sự kiên nhẫn, con người có thể tạo ra các hệ thống AI ngăn chặn tối đa việc lan truyền thông tin gây tổn hại, giảm thiểu thiệt hại từ chúng.
Công nghệ dùng AI đẩy lùi thông tin sai lệch được dự đoán sẽ là vấn đề đáng được chú trọng và sẽ sớm được khai phá trong tương lai.
Nguyễn Chân
13:00 | 03/02/2021
09:00 | 12/04/2021
14:00 | 01/06/2021
16:00 | 25/08/2021
15:00 | 19/04/2021
11:00 | 09/04/2021
14:00 | 24/03/2021
10:00 | 03/03/2022
14:00 | 17/05/2021
10:00 | 09/09/2020
08:00 | 12/04/2021
09:00 | 14/09/2016
09:00 | 14/08/2020
08:00 | 11/11/2020
08:00 | 26/09/2024
Mới đây, Discord đã giới thiệu giao thức DAVE (Discord Audio and Video End-to-End Encryption), một giao thức mã hóa đầu cuối tùy chỉnh (E2EE) được thiết kế để bảo mật các cuộc gọi âm thanh và video trên nền tảng này trước các nguy cơ nghe lén và ngăn chặn trái phép từ tác nhân bên ngoài.
08:00 | 08/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng xác định và ưu tiên các rủi ro, mang lại cho các chuyên gia IT cơ hội phát hiện ngay lập tức mã độc trong mạng của họ và phát triển chiến lược phản ứng sự cố. Hiện nay, AI đóng vai trò quan trọng trong quản lý an toàn thông tin (ATTT), đặc biệt là trong việc phản ứng với sự cố, dự đoán việc xâm phạm, kiểm soát hiệu suất và quản lý hàng tồn kho. Bài viết này giới thiệu về các ứng dụng của AI trong quản lý ATTT bằng cách xem xét những lợi ích và thách thức của nó, đồng thời đề xuất các lĩnh vực cho các nghiên cứu trong tương lai.
10:00 | 19/06/2024
Ngày 18/6, tại Thừa Thiên Huế, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức triển khai máy tính an toàn đa giao diện có cài đặt sản phẩm mật mã - MTCD-3M (3M) và tập huấn, hướng dẫn quản lý, sử dụng máy 3M cho cán bộ, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Tỉnh ủy và văn thư các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy.
10:00 | 20/05/2024
Công nghệ Blockchain hiện nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng trên toàn thế giới, với nhiều nền tảng có thể kể đến như Bitcoin, Etherum, Solana, Polygon…. Bài báo này tập trung trình bày về các công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, tiến hành so sánh, đánh giá đặc điểm của những công nghệ này và đưa ra các lưu ý khi sử dụng trong thực tế.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Cục An toàn thông tin vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới mạo danh cơ quan an sinh xã hội, dụ người dân nhận tiền hỗ trợ, trợ cấp... Tuy nhiên, đằng sau những lời "có cánh" lại là cái bẫy tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
10:00 | 30/10/2024