Nguyên mẫu Beacon được thiết kế để cung cấp tính không dự đoán được (unpredictability), tính tự trị (autonomy) và tính nhất quán (consistency). Tính không dự đoán được có nghĩa là những người dùng không thể dự đoán bằng thuật toán các bit trước khi chúng được tạo ra hiện hữu bởi nguồn. Tính tự trị có nghĩa là nguồn kháng lại các nỗ lực bởi những người tham dự bên ngoài nhằm thay đổi phân phối của các bit ngẫu nhiên. Tính nhất quán có nghĩa là một tập những người dùng có thể truy cập nguồn theo một cách để họ tin chắc rằng tất cả họ nhận được cùng một chuỗi ngẫu nhiên.
Mô tả
Beacon sẽ truyền đi các chuỗi bit ngẫu nhiên có entropy đầy đủ theo các khối có 512 bit cách nhau 60 giây. Mỗi giá trị như vậy được gắn tem thời gian, được ký và bao gồm giá trị băm của giá trị trước đó (để liên kết dãy các giá trị cùng với nhau). Nó ngăn chặn tất cả, thậm chí nguồn, khỏi việc thay đổi gói đầu ra từ một thời điểm trong quá khứ trở về trước mà không bị phát hiện. Beacon giữ tất cả các gói đầu ra và để chúng luôn ở trạng thái sẵn sáng trực tuyến.
Cách sử dụng
Các bảng số ngẫu nhiên có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, từ Thế kỷ 18. Bảng được công bố đầu tiên xuất hiện bởi nhà thống kê người Anh L. H. C. Tippett.
Trong kỷ nguyên số, các bộ tạo số ngẫu nhiên thuật toán đã thay đổi phần lớn các bảng này. Bộ tạo ngẫu nhiên Beacon của NIST mở rộng việc sử dụng tính ngẫu nhiên ra nhiều kịch bản mà trong đó có những phương pháp sau này không sử dụng được.
Các tính năng vượt trội của Beacon xuất phát chủ yếu từ 3 đặc điểm. Thứ nhất, các số do Beacon sinh ra không thể dự đoán được trước khi chúng được công bố. Thứ hai, bản chất công khai, gắn với thời gian, được xác thực của Beacon cho phép ứng dụng của người dùng chứng minh cho bất cứ ai rằng nó đã sử dụng các số ngẫu nhiên thực sự mà không được biết trước một thời điểm nào đó. Thứ ba, chứng minh này có thể được trình diễn không trực tuyến tại thời điểm bất kỳ trong tương lai. Ví dụ, chứng minh có thể được gửi thư cho bên tin cậy thứ ba, được mã hóa và được ký bởi ứng dụng, chỉ được mở khi cần thiết và được ủy quyền.
NIST khuyến khích một cách rộng rãi cộng đồng những người quan tâm nghiên cứu và công bố các cách mới mà công cụ này có thể được sử dụng trong đó. Một số ít các ứng dụng được đưa ra dưới đây:
- Lấy mẫu không dự đoán được (Unpredictable sampling)
- Các cơ chế xác thực an toàn mới (New secure authentication mechanisms)
- Tính toán nhiều bên an toàn (Secure multi-party Computation)
Thông tin chi tiết về các ứng dụng trên bạn đọc có thể tham khảo tại (//www.nist.gov/itl/csd/ct/beacon-unpredict-sampling.cfm; //www.nist.gov/itl/csd/ct/beacon-new-secure-auth-mechanisms.cfm; //www.nist.gov/itl/csd/ct/beacon-secure-multi-party-computation.cfm). Tuy nhiên, cần chú ý rằng ngay ở trang web giới thiệu về Beacon (//www.nist.gov/itl/csd/ct/nist_beacon.cfm), NIST có khuyến cáo “Cảnh báo: không sử dụng các giá trị được Beacon sinh ra như các khóa mật mã bí mật”.
Nguồn lượng tử
Các nguồn ngẫu nhiên vật lý dùng cho thương mại là thích hợp như các nguồn entropy cho các ứng dụng gần đây của Beacon. Tuy nhiên, các giá trị không dự đoán được một cách rõ ràng là không thể nhận được trong ngữ cảnh vật lý cổ điển bất kỳ. Căn cứ vào điều này, những người nghiên cứu về Beacon thuộc Phòng thí nghiệm Công nghệ thông tin do Rene Peralta đứng đầu đã cộng tác với những nhà vật lý học của NIST từ Phòng thí nghiệm Đo lường Vật lý. Mục tiêu là sử dụng các hiệu ứng lượng tử để sinh ra một dãy các giá trị ngẫu nhiên thực sự, được đảm bảo là không dự đoán được, thậm chí nếu kẻ tấn công được truy cập tới nguồn ngẫu nhiên. Từ tháng 8/2012, dự án này đã được tài trợ từ chương trình Các đổi mới trong Khoa học đo lường của NIST.
Biểu đồ của phép thử Bell không có khe hở (loophole-free Bell test (//www.nist.gov/pml/div684/random_numbers_bell_test.cfm), với thời gian tương ứng với trục tung và không gian tương ứng với trục hoành. Hai photon "rắc rối" được sinh bởi nguồn. Mỗi photon tiếp tục trên một đường riêng biệt tới các đích phát hiện khác nhau (tương ứng là Alice và Bob) được đặt cách xa vài trăm mét. Tại thời điểm nào đó trong khoảng thời gian từ lúc sinh ra mỗi photon cho đến khi khi nó đi đến bộ phát hiện, một lựa chọn ngẫu nhiên của cơ sở đo được thực hiện (ví dụ, sự phân cực). Lựa chọn này ảnh hưởng đến kết quả khi photon chạm vào bộ phát hiện của nó. Các đường xanh biếu diễn các hình nón ánh sáng: thể tích không gian-thời gian, trong đó một vật có thể tương tác với vật khác. Vị trí của các đường này chỉ ra rằng không thể để cho thông tin về lựa chọn cơ sở được làm trên photon của Alice, thậm chí nếu nó di chuyển với tốc độ ánh sáng, đạt tới photon của Bob trước khi nó bị phát hiện, và ngược lại.
Cài đặt mẫu
Các cài đặt mẫu ngẫu nhiên Beacon hiện nay (//beacon.nist.gov/home) được liệt kê ở dưới đây. Người dùng yêu cầu cung cấp thời gian sinh bản ghi ở dạng POSIX (số giây từ nửa đêm UTC, 1/1/1970 (xem //en.wikipedia.org/wiki/Unix_time; //www.epochconverter.com) để biết thông tin chi tiết và để chuyển tem thời gian trực tuyến).
Current Record (or next closest): //beacon.nist.gov/rest/record/<timestamp>
Previous Record: //beacon.nist.gov/rest/record/previous/<timestamp>
Next Record: //beacon.nist.gov/rest/record/next/<timestamp>
Last Record: //beacon.nist.gov/rest/record/last
Start Chain Record: //beacon.nist.gov/rest/record/start-chain/<timestamp>
Sau đây là ví dụ một bản ghi của Beacon Beacon Record |
09:00 | 22/08/2018
10:00 | 17/12/2018
14:00 | 30/12/2018
14:00 | 11/09/2024
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
08:00 | 07/05/2024
Sự phổ biến của các giải pháp truyền tệp an toàn là minh chứng cho nhu cầu của các tổ chức trong việc bảo vệ dữ liệu của họ tránh bị truy cập trái phép. Các giải pháp truyền tệp an toàn cho phép các tổ chức bảo vệ tính toàn vẹn, bí mật và sẵn sàng cho dữ liệu khi truyền tệp, cả nội bộ và bên ngoài với khách hàng và đối tác. Các giải pháp truyền tệp an toàn cũng có thể được sử dụng cùng với các biện pháp bảo mật khác như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), phần mềm chống virus và công nghệ mã hóa như mạng riêng ảo (VPN). Bài báo sẽ thông tin tới độc giả những xu hướng mới nổi về chia sẻ tệp an toàn năm 2024, từ các công nghệ, giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
09:00 | 13/02/2024
Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phát triển, các tổ chức liên tục phải đấu tranh với một loạt mối đe dọa trên môi trường mạng ngày càng phức tạp. Các phương pháp an toàn, an ninh mạng truyền thống thường sử dụng các biện pháp bảo vệ thống nhất trên các hệ thống đang tỏ ra kém hiệu quả trước các hình thái tấn công ngày càng đa dạng. Điều này đặt ra một bài toán cần có sự thay đổi mô hình bảo vệ theo hướng chiến lược, phù hợp và hiệu quả hơn thông qua việc Quản lý rủi ro bề mặt tấn công (Attack Surface Risk Management - ASRM).
15:00 | 03/09/2023
Để bảo vệ thông tin dữ liệu được an toàn và tránh bị truy cập trái phép, mã hóa là một trong những cách thức hiệu quả nhất đảm bảo dữ liệu không thể đọc/ghi được, ngay cả trong trường hợp bị xâm phạm. Trong số 1 (065) 2022 của Tạp chí An toàn thông tin đã hướng dẫn về cách mã hóa ổ đĩa cứng sử dụng Bitlocker. Tuy nhiên, với người dùng phiên bản Windows 10 Home thì giải pháp này lại không được hỗ trợ. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến độc giả VeraCrypt, một công cụ mã hóa miễn phí đa nền tảng với khả năng hỗ trợ nhiều thuật toán mật mã và hàm băm, cho phép người dùng mã hóa các tệp tin, phân vùng hệ thống và tạo ổ đĩa ảo mã hóa với tùy chọn phù hợp.
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
09:00 | 29/10/2024
Cục An toàn thông tin vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới mạo danh cơ quan an sinh xã hội, dụ người dân nhận tiền hỗ trợ, trợ cấp... Tuy nhiên, đằng sau những lời "có cánh" lại là cái bẫy tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
10:00 | 30/10/2024