Các chuyên gia của hãng nghiên cứu bảo mật ESET (Slovakia) vừa phát hiện một chiến dịch của tin tặc nhắm vào người dùng smartphone chạy nền tảng Android bằng cách phát tán các ứng dụng có chứa , được ngụy trang thành các ứng dụng nhắn tin miễn phí.
Các chuyên gia bảo mật cho biết những ứng dụng này có chứa loại mã độc mang tên gọi XploitSPY, mà khi người dùng cài đặt lên smartphone của họ, mã độc sẽ âm thầm trích xuất thông tin danh bạ; nội dung file; vị trí của người dùng thông qua GPS; đọc nội dung tin nhắn, kể cả các tin nhắn trên những ứng dụng bên thứ 3 như WhatsApp hay Telegram… sau đó gửi những dữ liệu thu thập được ra máy chủ bên ngoài do tin tặc quản lý.
Tin tặc đã ẩn giấu các thông tin về máy chủ kiểm soát bên ngoài, khiến việc điều tra tung tích của thủ phạm đứng sau loại này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ESET cho biết loại mã độc này nhắm đến người dùng Android tại châu Á, chủ yếu tại 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan.
Các ứng dụng có chứa mã độc được tin tặc phát tán thông qua các trang web do chúng lập nên hoặc thậm chí được phân phối trực tiếp trên kho ứng dụng Google Play dành cho nền tảng Android. Điều này cho thấy các tin tặc đã vượt qua được quá trình kiểm duyệt của Google để đưa các ứng dụng chứa mã độc lên kho ứng dụng của hãng.
ESET đã công bố 3 ứng dụng có chứa mã độc XploitSPY, bao gồm Dink Messenger, Sim Info và Defcom. Ngoài ra, còn 10 ứng dụng khác có chứa mã độc XploitSPY nhưng không được ESET công bố thông tin cụ thể.
Đến thời điểm hiện tại, các ứng dụng có chứa mã độc XploitSPY đã bị Google xóa bỏ khỏi kho ứng dụng Google Play. Tuy nhiên, trong trường hợp người dùng đã cài đặt 1 trong 3 ứng dụng, hãy gỡ bỏ ngay lập tức ra khỏi thiết bị.
Thu Hằng
13:00 | 17/04/2024
14:00 | 28/10/2024
10:00 | 10/04/2024
14:00 | 11/04/2024
14:00 | 28/10/2024
Nhóm tin tặc Awaken Likho hay còn được gọi với cái tên Core Werewolf đã quay trở lại và tiếp tục nhắm mục tiêu vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp lớn. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích kỹ thuật tấn công của nhóm dựa trên công bố của hãng bảo mật Kaspersky.
15:00 | 18/09/2024
Công ty an ninh mạng McAfee thông báo đã phát hiện 280 ứng dụng Android giả mà đối tượng lừa đảo dùng để truy cập ví tiền ảo.
10:00 | 23/08/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Cisco Talos vừa phát hiện ra một số lỗ hổng Microsoft Office, cho phép tin tặc theo dõi người dùng thông qua camera và micro.
09:00 | 02/08/2024
Chỉ vài ngày sau khi một lỗi trong phần mềm CrowdStrike khiến 8,5 triệu máy tính Windows bị sập, người dùng hệ điều hành này lại đang phải đối mặt với một vấn đề mới sau khi cài đặt bản cập nhật bảo mật tháng 7.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024