Trung tuần tháng 4/2020, nhà quản lý sản phẩm bảo mật Gmail - Neil Kumaran và nhà quản lý tiếp thị sản phẩm bảo mật G Suite/Google Cloud Platform - Sam Lugani đã giải thích rằng, Gmail có thể ngăn chặn hơn 99,9% thư rác, thư lừa đảo và phần mềm độc hại.
Google cho biết, hãng đang ngăn chặn hơn 240 triệu thư rác có chủ đề về COVID-19 mỗi ngày và hơn 18 triệu thư lừa đảo, thư chứa mã độc. Các số liệu này cho thấy sự gia tăng của các mối đe dọa lợi dụng sự lo ngại và nhu cầu cập nhật thông tin của cộng đồng đối với đại dịch.
Các thư điện tử lừa đảo sử dụng chiến thuật đã được thử nghiệm. Đó là lợi dụng sự sợ hãi và ưu đãi tài chính để lừa người dùng nhấp vào các liên kết độc hại, mở các tệp đính kèm chứa mã độc và thậm chí chuyển Bitcoin.
Một số kiểu lừa đảo phổ biến, có thể kể đến: các thư điện tử giả mạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu quyên góp tiền ủng hộ vào một tài khoản mạo danh; giả mạo chính phủ về các gói khuyến khích kinh doanh; thư có nội dung từ “nhân viên” và bên thứ ba lợi dụng yêu cầu làm việc tại nhà.
Erich Kron - người ủng hộ nhận thức bảo mật của công ty đào tạo bảo mật KnowBe4 cho rằng, máy tính của các nhân viên có nguy cơ bị tấn công nhiều hơn khi làm việc tại nhà, vì họ thường không thể sử dụng các biện pháp kiểm soát an toàn của công ty hoặc các thiết bị do công ty quản lý.
“Điều tốt nhất mà các tổ chức có thể làm bây giờ là đảm bảo rằng nhân viên của họ được đào tạo những kiến thức mới nhất về cách phát hiện và báo cáo thư điện tử lừa đảo”, ông nói thêm. “Bằng cách báo cáo chúng, các tổ chức có thể xóa chúng khỏi các hộp thư khác, hạn chế khả năng bị tấn công trong tổ chức”.
Mặc dù Google đã công bố một số lượng khổng lồ thư rác và lừa đảo, nhưng theo Microsoft và Trung tâm An ninh mạng quốc gia (NCSC) mức độ tội phạm mạng đã không gia tăng kể từ khi đại dịch bắt đầu. Họ lập luận riêng rằng, các chiến dịch hiện tại chỉ đơn thuần là được chuyển hướng tức thời để phù hợp nội dung về chủ đề COVID-19.
Microsoft tuyên bố rằng, chỉ 60 nghìn trong số hàng triệu thư điện tử lừa đảo hàng ngày mà họ phát hiện có chứa các tệp đính kèm hoặc liên kết độc hại là có liên quan đến COVID-19, chiếm khoảng 2% tổng số lượng các mối đe dọa mà hãng theo dõi mỗi ngày.
T.U
Theo InfoSecurity
16:00 | 24/09/2018
08:00 | 06/06/2020
10:00 | 28/02/2022
08:00 | 28/05/2020
13:00 | 17/04/2020
08:00 | 15/04/2020
17:00 | 08/05/2020
09:00 | 06/05/2020
16:00 | 04/09/2024
Kaspersky vừa phát hiện một nhóm tin tặc có tên Head Mare, chuyên tấn công các tổ chức ở Nga và Belarus bằng cách khai thác lỗ hổng zero-day trong phần mềm nén và giải nén phổ biến WinRAR.
16:00 | 31/08/2024
Theo Entropia Intel, từ ngày 26/8, loạt trang web liên quan đến chính phủ Pháp đã ngừng hoạt động do bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Sự việc diễn ra sau khi Pháp bắt CEO Telegram Pavel Durov hôm 24/8.
10:00 | 16/08/2024
Vào tháng 5/2024, các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một mối đe dọa APT mới nhắm vào các thực thể Chính phủ Nga. Được gọi là CloudSorcerer, đây là một công cụ gián điệp mạng tinh vi được sử dụng để theo dõi lén lút, thu thập dữ liệu và đánh cắp thông tin thông qua cơ sở hạ tầng đám mây Microsoft Graph, Yandex Cloud và Dropbox. Phần mềm độc hại này tận dụng các tài nguyên đám mây và GitHub làm máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2), truy cập chúng thông qua API bằng mã thông báo xác thực. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích và giải mã về công cụ gián điệp mạng này, dựa trên báo cáo mới đây của Kaspersky.
14:00 | 06/08/2024
Một nhóm tin tặc có tên Stargazer Goblin đã thiết lập một mạng lưới các tài khoản GitHub không xác thực để cung cấp dịch vụ phân phối dưới dạng dịch vụ (DaaS) nhằm phát tán nhiều loại phần mềm độc hại và đánh cắp thông tin, nhóm đã thu về 100.000 USD lợi nhuận bất hợp pháp trong năm qua.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024