Sự bùng nổ của nền kinh tế số ở Việt Nam đã dẫn đền sự gia tăng các rủi ro mạng, khiến các tổ chức phải củng cố thêm hình thái của mình. Kể từ Thỏa thuận hợp tác đầu tiên vào năm 2018 giữa Ban Cơ yếu Chính phủ và Kaspersky, hai bên đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm nâng cao khả năng phòng thủ mạng và giám sát mối đe dọa của quốc gia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: Kaspersky là đối tác quý giá đã đồng hành cùng Ban Cơ yếu Chính phủ trong nhiều năm qua. Tôi rất vui mừng khi Ban Cơ yếu Chính phủ đang tô đậm thêm mối quan hệ đối tác của mình để mở rộng năng lực quốc gia trong việc đổi mới và khai thác công nghệ một cách an toàn. Các mối đe dọa trên không gian mạng ở Việt Nam đã gia tăng đáng kể, tội phạm mạng đang phát triển chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của họ, việc hợp tác này rất phù hợp để phát triển khả năng phòng thủ không gian mạng.
Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (đứng thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện lãnh đạo công ty Kaspersky
Cũng tại buổi làm việc Giám đốc Điều hành của Kaspersky, Eugene Kaspersky cho biết: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số ở Việt Nam, do quá trình số hóa của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể nhu cầu về các trung tâm dữ liệu cho việc xử lý và lưu trữ dữ liệu. Việc Kaspersky hợp tác với các đối tác cùng chí hướng như là rất quan trọng để cùng nhau củng cố cơ sở hạ tầng tính toán và phòng thủ an ninh của quốc gia. Mối quan hệ đối tác lâu dài này đã giúp phát triển các giải pháp chung để bảo vệ người dùng mạng tại Việt Nam.
Việc gia hạn Thỏa thuận hợp tác sẽ làm mới và nâng cao Thỏa thuận liên minh chiến lược, bao gồm các hợp tác trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ chuyên gia, trao đổi kỹ thuật và xây dựng năng lực, nhằm củng cố bảo vệ không gian mạng của Việt Nam. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác đồng thời mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác mới trong tương lai.
Nguyễn Văn Kiên
15:00 | 30/07/2024
13:00 | 25/10/2024
08:00 | 18/09/2024
16:00 | 04/07/2024
10:00 | 04/10/2024
22:00 | 09/05/2024
14:00 | 31/05/2024
09:00 | 16/10/2024
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2, với sự chủ trì của Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
09:00 | 10/10/2024
Ngày 05/10, Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) năm 2024 đã tôn vinh 45 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc.
07:00 | 27/09/2024
Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine (NCCC) đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trong các cơ quan chính phủ, đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng quan trọng, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
08:00 | 24/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 24 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024