Trước đó, trong ba ngày diễn tập từ 12-14/12, Trung tâm CNTT&GSANM đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Ban thực hiện diễn tập thực chiến nhằm đánh giá khả năng phối hợp, ứng phó khi hệ thống trong trạng thái đang bị tấn công, từ đó xác định các điểm yếu đang tồn tại liên quan đến con người, quy trình, công nghệ để rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực chiến, tính sẵn sàng chiến đấu khi có sự cố xảy ra.
Đồng chí Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT&GSANM phát biểu tại buổi bế mạc
Phát biểu tại buổi bế mạc, đồng chí Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT&GSANM đánh giá: Thông qua diễn tập các cán bộ quản trị, giám sát, đánh giá, ứng cứu sự cố đã có cơ hội nhìn nhận, học hỏi, áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn an toàn thông tin mạng, từ đó đưa ra các định hướng về việc hoàn thiện kỹ năng, chuẩn hóa quy trình, cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng khả năng ứng cứu, xử lý những mối nguy hại ngày càng gia tăng.
Trong thời gian diễn tập, đội tấn công và đội phòng thủ đã sử dụng toàn bộ các kỹ năng, công cụ, biện pháp được phép để thực hiện tấn công và phòng thủ như trong thực tế nhằm tìm ra được những điểm yếu của hệ thống, của các giải pháp công nghệ hoặc khiếm khuyết của các quy trình, kỹ năng phòng chống, xử lý sự cố. Đội tấn công với các hình thức tấn công đa dạng đòi hỏi đội phòng thủ phải thực sự tập trung để kịp thời giám sát, phát hiện, cảnh báo và xử lý các trong thời gian diễn tập. Từ đó, giúp các đội tấn công trau dồi thêm kỹ năng, đội phòng thủ sẵn sàng phản ứng nhanh hơn trước mọi tình huống tấn công mạng nhằm vào hạ tầng công nghệ thông tin của đơn vị mình.
Các đại biểu và các đội tham gia buổi bế mạc
Tổng kết chương trình diễn tập, các đội tấn công đã trình bày tóm tắt quá trình thực hiện các tấn công lên website mục tiêu và kết quả sau các đợt tấn công. Đồng thời các đội cũng đưa ra một số khuyến cáo và giải pháp nhằm vá các lỗ hổng, điểm yếu được tìm thấy. Bên cạnh đó, đại diện đội phòng thủ cũng chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm chống lại các tấn công thực chiến. Đây là những kiến thức, kinh nghiệm quý báu đối với cả đội tấn công và phòng thủ nhằm áp dụng vào thực tế công việc.
Tại buổi bế mạc ban tổ chức đã trao giải cho các đội tấn công đến từ Trung tâm (Tập đoàn VNPT), Công ty Misoft và Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ).
Đặng Hùng
08:00 | 13/10/2022
15:00 | 15/04/2022
09:00 | 06/10/2021
12:00 | 21/10/2024
Báo cáo của một nhóm chuyên gia thuộc Tân Hoa xã công bố ngày 14/10 đã nêu bật những thách thức và rủi ro đối với ngành truyền thông từ việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
07:00 | 14/10/2024
Ngày 19/10 tới đây, 83 đội đến từ các cơ sở đào tạo trong khu vực ASEAN sẽ tranh tài tại vòng thi chung khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin 2024.
16:00 | 27/09/2024
Chiều ngày 27/9, tại Hà Nội, Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức Hội nghị Hội đồng biên tập Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin. Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng biên tập Ấn phẩm đã tham dự và chủ trì Hội nghị.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” đã kết thúc, nhưng những xúc cảm vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn khán giả.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024