Sáng 21/12/2021, Bộ Công an cùng Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị Phòng ngừa hành vi phạm tội trong chuyển đổi nền kinh tế số, đảm bảo an ninh thông tin mạng đối với dịch vụ nội dung số tại .
Đánh giá tình hình an ninh mạng năm 2021, Trung tướng Nguyễn Minh Chính (Cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an) nhấn mạnh, qua kiểm tra, rà soát tại 26 cơ quan, đơn vị ở các địa phương, lực lượng an ninh mạng phát hiện nhiều lỗ hổng bảo mật ở mức nghiêm trọng.
Nhiều lỗ hổng như hệ thống bị nhiễm virus, chứa phần mềm gián điệp nguy hiểm gây nguy cơ mất an ninh, an toàn hệ thống thông tin mạng. Bên cạnh đó, một số ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 cũng có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân.
Đáng chú ý, Cục trưởng A05 cho biết trong năm 2021, Bộ Công an phát hiện 30 vụ rò rỉ, lộ lọt với 202 đầu tài liệu.
Cơ quan chức năng đã ghi nhận hơn 8 triệu cảnh báo tấn công mạng, trong đó có trên 2.700 đợt tấn công nhằm vào các trang thông tin hay cổng thông tin điện tử trong nước.
Ngoài ra, thời gian qua, Cục A05 và các đơn vị nghiệp vụ ghi nhận tội phạm sử dụng tội phạm công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng có dấu hiệu gia tăng.
Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính, loại tội phạm lừa đảo này thường giả danh cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật như tòa án, Viện kiểm sát hay cơ quan công an để chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, nhiều kẻ gian có hành vi của ngân hàng, giả lập trạm BTS viễn thông, phát tán tin nhắn thương hiệu hoặc cài thiết bị đánh cắp thông tin cá nhân tại máy ATM để chiếm đoạt tài sản.
Bộ Công an thống kê giai đoạn 2016 - 2021, các lực lượng đã phát hiện, đấu tranh và xử lý 2.386 chuyên án về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trong đó, cơ quan điều tra khởi tố 1.158 vụ và 1.055 bị can. 51 vụ việc cùng hàng nghìn người liên quan bị xử phạt hành chính.
Bích Thủy
07:00 | 18/01/2021
14:00 | 24/11/2020
14:00 | 23/10/2020
10:00 | 26/09/2024
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sắp xếp ngân sách để đầu tư vào công nghệ, cũng như không có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo về Blockchain và AI để vận hành hiệu quả”, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh.
08:00 | 24/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 24 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
08:00 | 20/09/2024
Ngày 20/9/2004, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức Cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động cơ yếu.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” đã kết thúc, nhưng những xúc cảm vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn khán giả.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024