Phát hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích ảnh hưởng tới Việt Nam
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát hiện và ghi nhận một chiến dịch tấn công mạng có chủ đích mới sử dụng kỹ thuật AppDomainManager Injection để phát tán mã độc từ tháng 7/2024.
Theo NCSC, chiến dịch tấn công mạng có chủ đích này có thể liên quan đến nhóm , đã ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Qua phân tích, mã độc trong chiến dịch này được xác định là CobaltStrike, với các dấu hiệu kỹ thuật và hạ tầng tương tự nhóm APT41. Chiến dịch đã gây ra những tác động ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ tại Đài Loan và các đơn vị quân sự ở Philippines. Điều này cho thấy quy mô và tính chất nguy hiểm của cuộc tấn công, đòi hỏi các biện pháp phòng chống nâng cao từ các cơ quan an ninh mạng trong khu vực.
Ngoài cảnh báo trên, NCSC cũng phát hiện và ghi nhận các thông tin liên quan đến chiến dịch tấn công mạng được thực hiện bởi nhóm tấn công APT StormBamboo.
Chiến dịch tấn công có chủ đích này nhằm vào các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ , gây ảnh hưởng tới dịch vụ DNS của doanh nghiệp, thực hiện hình thức tấn công DNS poisoning (giả mạo DNS để điều hướng lưu lượng Internet từ máy chủ hợp pháp sang máy chủ giả mạo).
Mục đích của nhóm nhằm triển khai phần mềm độc hại trên các hệ thống macOS và của người dùng, qua đó chiếm quyền kiểm soát và đánh cắp thông tin quan trọng.
Khuyến nghị từ Cục An toàn thông tin về phòng chống chiến dịch tấn công mạng
Nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công trên; chủ động theo dõi các thông tin liên quan đến chiến dịch nhằm thực hiện ngăn chặn, tránh nguy cơ bị tấn công.
Các cơ quan, tổ chức tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong trường hợp cần thiết, có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, điện thoại 02432091616, thư điện tử: .
Gia Minh
08:00 | 04/12/2023
17:00 | 08/11/2023
07:00 | 12/04/2022
13:00 | 17/10/2024
Các chuyên gia an toàn thông tin đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng của những cuộc tấn công Evil Twin nhằm vào Wifi công cộng tại các sân bay hay quán cafe.
08:00 | 11/10/2024
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
14:00 | 17/09/2024
Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là biện pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024