“Học sinh với An toàn thông tin” là cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì tổ chức cho đối tượng học sinh của các trường THCS trong cả nước, với sự đồng hành của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Năm 2022 sẽ là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức để tuyên truyền nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet hiệu quả, an toàn cho các học sinh, phụ huynh học sinh trên cả nước.
Cuộc thi nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
Thông tin từ VNISA cho hay, hệ thống thi thử của cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 sẽ được mở từ ngày 16/2/2022.
Theo kế hoạch, sau lễ phát động vào ngày 3/3/2022, dự kiến thời gian để các thí sinh tham gia cuộc thi chính thức sẽ kéo dài trong 3 tuần, từ ngày 3/3/2022 cho đến 24/3/2022.
Nội dung thi tập trung vào các kiến thức về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; cùng những kiến thức, kỹ năng cơ bản phòng chống nguy cơ mất an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và một số tình huống ví dụ điển hình. Các thí sinh sẽ dự thi trực tuyến theo hình thức trắc nghiệm, qua website do Ban tổ chức cung cấp.
Giao diện trang web cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.
Cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” là một hoạt động hưởng ứng Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/6/2021.
Chương trình hướng tới “mục tiêu kép”: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chương trình, Bộ TT&TT đã thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (gọi tắt là Mạng lưới). Đây là tổ chức phối hợp liên ngành để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới đã được Bộ TT&TT ban hành hồi tháng 10/2021, VNISA có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cơ quan điều phối là Cục An toàn thông tin và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”.
Bên cạnh đó, Hiệp hội còn được giao phối hợp với cơ quan điều phối, thành viên Mạng lưới nghiên cứu, xây dựng phương pháp, tài liệu chống lại hành vi xâm hại và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Tìm kiếm, giới thiệu và phối hợp với cơ quan điều phối đánh giá các công nghệ, sản phẩm, nền tảng, ứng dụng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
09:00 | 13/01/2022
16:00 | 03/03/2022
16:00 | 03/03/2022
16:00 | 08/04/2022
15:00 | 24/09/2020
13:00 | 12/08/2020
13:00 | 09/10/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
20:00 | 28/09/2024
Sau 8 giờ thi đấu sôi nổi, quyết liệt, đội UIT.CoS đến từ Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM đã xuất sắc giành chức quán quân cuộc thi An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ).
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
14:00 | 17/09/2024
Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là biện pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024