Dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cuộc thi năm nay được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) tổ chức. Đây là năm thứ 11 cuộc thi quốc gia Sinh viên với An toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam trên quy mô toàn quốc.
Cuộc thi nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng và nâng cao nhận thức về ATTT cho sinh viên các Học viện, trường Đại học, qua đó khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập và nâng cao nhận thức về ATTT trong các nhà trường. Cuộc thi góp phần thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về an toàn, an ninh thông tinh đến năm 2020” và Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATTT đến năm 2020”. Đây là một hoạt động quan trọng thuộc khuôn khổ sự kiện thường niên “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” hàng năm của VNISA.
Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của 31 cơ sở đào tạo đại học với 70 đội thi, cụ thể: Tại miền Bắc có 31 đội từ 12 Trường, miền Trung có 09 đội từ 4 Trường và miền Nam có 30 đội từ 15 Trường. Cả vòng thi sơ khảo và Chung khảo đều được tổ chức thi tập trung, làm bài thực hành trực tuyến (online).
Từ tháng 7/2018, thông tin về cuộc thi đã được Ban tổ chức giới thiệu trên website sv-attt.vnisa.org.vn. Đặc biệt năm nay, để hỗ trợ cho quá trình luyện thi tại các Trường, Ban Tổ chức đã phổ biến sớm Luật tính điểm thi và tạo kênh tương tác trực tuyến để các chuyên gia ATTT kịp thời giải đáp thắc mắc của thí sinh liên quan tới quá trình chuẩn bị tham dự thi.
Sơ khảo cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 03/11/2017 đồng thời ở cả 3 địa điểm: Hà Nội (tại Học viện An ninh Nhân dân), Đà Nẵng (tại Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng) và TP. Hồ Chí Minh (tại Đại học Công nghệ TP.HCM).
Tại vòng Sơ khảo, các đội sẽ thực hành trực tuyến về ATTT trong thời gian 8 tiếng. Đề thi được xây dựng theo hình thức “Cướp cờ” (Capture The Flag - CTF), với dạng đề Vượt qua thử thách theo chủ đề (jeopardy), tổ chức dưới mô hình trò chơi chiến tranh, tập trung vào hai kỹ năng tấn công và phòng thủ mạng.
Nội dung thi gồm: Pwnable (Khai thác lỗi phần mềm, buffer overflow, format string, shellcode ...); Reverse engineering (kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm, cách unpack các packer, mã hóa bảo vệ phần mềm); Web (Các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web); Network/Forensic (Điều tra, phân tích, truy vết các chứng cứ số); Crypto/ACM (Giải mật mã, tấn công các thuật toán mật mã, dùng kỹ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung...).
Vòng thi Chung khảo dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 17/11/2018 tại TP. Hồ Chí Minh với sự có mặt của 10 đội xuất sắc nhất Vòng thi Sơ khảo.
Lễ Tổng kết cuộc thi và trao Bằng khen của Bộ GD&ĐT cho các đội đoạt giải cao sẽ được tổ chức tại Hội thảo quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2018”, dự kiến diễn ra ngày 30/11/2018 tại Hà Nội.
Năm nay, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel tiếp tục là đơn vị tài trợ chính của cuộc thi. Bên cạnh đó, công ty truyền thông Netnam và Viettel CHT tham gia đồng tài trợ hạ tầng kỹ thuật cho cuộc thi.
Cuộc thi quốc gia Sinh viên với An toàn thông tin chắc chắn sẽ tiếp tục là sân chơi bổ ích và lành mạnh cho sinh viên thuộc chuyên ngành CNTT, ATTT, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong các trường đại học và thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực về ATTT có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước.
Quý độc giả quan tâm có thể theo dõi kết quả và diễn biến của cuộc thi qua các kênh:
- Tường thuật trực tiếp vòng thi tại website của Tạp chí An toàn thông tin: //antoanthongtin.vn;
- Theo dõi kết quả thi trực tuyến tại website: //scoreboard.svattt.com;
- Thông tin chi tiết về cuộc thi tham khảo trên website: sv-attt.vnisa.org.vn.
Bích Thủy
13:00 | 08/11/2017
09:00 | 04/11/2017
18:00 | 17/11/2018
14:00 | 17/11/2018
10:00 | 03/10/2017
14:00 | 02/10/2024
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo hình thức lừa đảo mới thông qua Google Voice với người dùng Việt Nam.
08:00 | 20/09/2024
Ngày 20/9/2004, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức Cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động cơ yếu.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
15:00 | 12/09/2024
Trong nỗ lực phòng, chống sự gia tăng các cuộc tấn công mạng, Google và Cơ quan khoa học quốc gia của Úc sẽ chung tay phát triển các công cụ kỹ thuật số tự động nhằm phát hiện và sửa các lỗ hổng phần mềm cho các nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024