Toàn cảnh tại sự kiện
Chương trình nhận được sự tham dự và đồng hành của đông đảo các công ty, doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật và ATTT tại Việt Nam như: Viettel Cyber Security, VNPT Cyber Immunity, Akamai, Mobifone, NetNam, TrendMicro, Trellix (McAfee), Mi2, Orangee, Apnic Foundation,…
Năm nay, sự kiện Security Bootcamp 2023 đánh dấu 10 năm được tổ chức. Tại sự kiện, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA nhấn mạnh: trong suốt 10 năm qua, chương trình đã luôn thực hiện tốt và nghiêm túc sứ mệnh xây dựng cũng như kết nối đội ngũ những người làm về ATTT trong cả nước để cùng chia sẻ các kiến thức, kỹ năng mới nhất tạo thành một diễn đàn uy tín, có chất lượng chuyên môn hàng đầu về ATTT được cộng đồng ghi nhận tại Việt Nam.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA phát biểu tại sự kiện
Để giữ được ngọn lửa của Security BootCamp, Ban tổ chức đã luôn nỗ lực và công tâm trong việc lựa chọn các chủ đề thời sự nhất về ATTT, cũng như các đề tài trình bày chuyên môn được lựa chọn sát sao nhằm mang đến các phương án khả thi và các chia sẻ có tính ứng dụng thực tế từ các diễn giả có uy tín trong lĩnh vực.
Với chủ đề “WAI !: AI là WHO - WAI là Who Am I - Am I là tôi (I)”, sự kiện cùng thảo luận về việc khả năng trí tuệ nhân tạo () trở nên thông minh hơn con người. Từ đây, cộng đồng Security Bootcamp đặt ra mục tiêu thúc giục, cảnh báo các Chính phủ nhanh chóng hành động để đảm bảo AI “không chiếm quyền kiểm soát” xã hội loài người.
Đấu trường An toàn thông tin
Đấu trường ATTT Cyber Security Arena 2023 có nhiều điểm đổi mới, nhiều thử thách và cảm xúc hơn. Nội dung Cyber Security Arena là môi trường diễn tập mô phỏng hệ thống mạng của một doanh nghiệp với nhiều thành phần khác nhau.
Các đội thi đấu tại Đấu trường ATTT
Đề thi năm nay được cộng đồng Security Bootcamp biên soạn có chủ đề về AI và thiết bị IoT, bắt kịp với xu hướng ATTT hiện nay. Đây cũng là cơ hội để các đội tham gia thi đấu cọ xát, trau dồi thêm kỹ năng và chuyên môn.
Với 21 đội thi gồm nhiều đối thủ mạnh như Viettel, One Mount, MB Bank, Vietcombank,… VNPT tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ tại cuộc thi với số điểm 5.350, vượt qua các đội mạnh đến từ các doanh nghiệp ATTT, , trường Đại học,... và mang về chiếc cúp vô địch lần thứ 3 liên tiếp. GHTK là đội về nhì với số điểm 4.650, trong khi Công ty cổ phần chứng khoán VPS và Đại học Duy Tân Đà Nẵng là hai đội đồng giải ba với số điểm lần lượt là 4.600 và 3.950.
Hội thảo chuyên đề An toàn thông tin
Tại Hội thảo chuyên đề ATTT, với mục đích giao lưu, chia sẻ kiến thức, rất nhiều bài tham luận được các chuyên gia đánh giá rất cao và có tính thực tiễn. Chương trình nhận được hơn 40 bài đăng ký trình bày từ nhiều đơn vị và diễn giả. Nhóm chuyên gia cộng đồng đã lựa chọn 17 tham luận được trình bày tại chương trình nhằm mang đến các phương án khả thi và các chia sẻ có tính ứng dụng thực tế từ các diễn giả có uy tín trong lĩnh vực.
Nổi bật là bài tham luận với chủ đề liên quan đến “Improve Kubernetes security with Machine Learning” của anh Nguyễn Hải Nam - Trưởng nhóm Phân tích Dữ liệu lớn (Trung tâm ATTT - VNPT IT) đã đưa ra một số cách áp dụng học máy vào việc tăng cường bảo mật cho Kubernetes trong bối cảnh nền tảng này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Bài tham luận với chủ đề về học máy của Trưởng nhóm Phân tích Dữ liệu lớn của VNPT IT
Học máy đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư công nghệ thông tin. VNPT Cyber Threat Intelligence Platform (CTIP) là một trong những hệ thống có áp dụng học máy vào quá trình tự động cập nhật tri thức, dữ liệu. VNPT CTIP được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hỗ trợ tổ chức khắc phục khi xảy ra sự cố một cách nhanh chóng, kịp thời, 24/7, bảo vệ tài sản số của doanh nghiệp một cách hiệu quả với mức chi phí hợp lý.
Nguyệt Thu
18:00 | 25/08/2023
16:00 | 03/09/2021
12:00 | 29/05/2021
15:00 | 30/09/2024
Trong thời điểm iPhone 16 cũng như các sản phẩm mới của Apple được công bố, một số đối tượng đã giả mạo CEO Tim Cook của Apple để phát livestream với nội dung kêu gọi đầu tư tiền ảo bằng công nghệ Deepfake.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024