Kaspersky cho biết, trong năm 2020, công cụ chống lừa đảo (anti-phishing) của hãng đã ngăn chặn tổng cộng 2.890.825 tấn công nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trong khu vực Đông Nam Á, tăng 20% so với năm 2019.
Đây là hình thức tấn công phi kỹ thuật được tội phạm mạng sử dụng nhằm đánh cắp dữ liệu bí mật từ máy tính của người dùng, sau đó sử dụng dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau, như đánh cắp tiền của nạn nhân hoặc bán lại dữ liệu đã đánh cắp.
Trong đó, tin nhắn lừa đảo thường ở dạng thông báo giả mạo từ ngân hàng, nhà cung cấp, hệ thống thanh toán điện tử và các tổ chức khác; hoặc cũng có thể ở dạng bản sao giống gần 100% một website đáng tin cậy để nạn nhân phải lưu lại dữ liệu cá nhân của họ.
Năm 2020, số vụ tấn công vào các doanh nghiệp có quy mô 50 - 250 nhân viên tại Việt Nam tăng so với trước. Kaspersky đã ngăn chặn 673.743 vụ, nhiều hơn so với năm 2019 là 596.993 vụ. Mặc dù có số vụ tấn công tăng lên nhưng Việt Nam đã cải thiện thứ hạng so với năm 2019.
Số vụ tấn công bị ngăn chặn nhắm vào doanh nghiệp SMB tại Đông Nam Á.
Trong đại dịch, các doanh nghiệp tập trung giữ ổn định tài chính, cắt giảm một số chi phí, ít đầu tư an ninh mạng, tin tặc nhận thức được điều này nên gia tăng các vụ tấn công. Kaspersky nhận định số vụ tấn công gia tăng so với năm trước là do các doanh nghiệp phải số hoá trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19
10 quốc gia đứng đầu thế giới về tổng số các vụ tấn công lừa đảo nhắm vào SMB năm 2020 là Brazil, Nga, Mỹ, Pháp, Ý, Mexico, Đức, Colombia, Tây Ban Nha và Ấn Độ.
Mặc dù, số vụ tấn công vào SMB gia tăng nhưng trên tổng thể, số vụ tấn công trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại Việt Nam năm 2020 giảm mạnh. Năm 2020, các sản phẩm Kaspersky phát hiện hơn 64 triệu mối đe dọa mạng khác nhau tại Việt Nam, giảm 14,2% so với cùng kỳ. Năm 2019, con số này là 75 triệu. Tỷ lệ người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những mối nguy hiểm trên mạng là 39,1%, đứng thứ 19 trên thế giới, giảm 2 bậc so với năm 2019.
Ngoài ra, Kaspersky ghi nhận kể từ cuối năm 2020, nhiều kẻ lừa đảo bắt đầu ưa chuộng hình thức phát tán thư lừa đảo qua mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin, điều này do Đông Nam Á có hoạt động mạng xã hội rất tích cực.
M.H
09:00 | 23/02/2021
15:00 | 11/05/2021
09:00 | 12/01/2022
17:00 | 25/02/2021
13:00 | 13/05/2021
13:00 | 14/05/2021
16:00 | 19/02/2021
17:00 | 07/04/2021
10:00 | 02/10/2024
Sự kiện Security Bootcamp 2024 với chủ đề nhân tính (Humanity) nhằm thực hiện sứ mệnh truyền thông về việc cần thiết phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm xã hội, cộng đồng trong bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
19:00 | 25/09/2024
Đào tạo, phổ cập Blockchain và AI cho 1 triệu người Việt Nam là mục tiêu lớn mà Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII đề ra từ khi thành lập và nền tảng học trực tuyến MasterTeck là công cụ hữu ích để thực hiện mục tiêu này, giúp tạo ra một thế hệ nhân lực có khả năng dẫn dắt sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
08:00 | 25/09/2024
Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Cơ yếu Trung ương lần thứ 3 nhiệm kỳ 1986-1988 được tổ chức tại Hà Nội diễn ra từ ngày 25-27/9/1986. Đồng chí Trần Hữu Đắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối 1 cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024