Trong số những người trả để lấy lại quyền truy cập vào hệ thống, 46% cho biết một số dữ liệu của họ đã bị hỏng, không thể khôi phục lại được và họ cũng nghi ngờ rằng đó đều do cùng một kẻ tấn công gây ra.
51% cho biết họ có thể truy cập được lại vào hệ thống đã mã hóa mà không bị , trong khi 3% cho biết họ không lấy lại được quyền truy cập vào bất kỳ dữ liệu mã hóa nào. Một tổ chức cũng chia sẻ họ đã phải trả số tiền chuộc lên tới hàng triệu USD cho cuộc thứ hai, bởi tin tặc đã tiếp tục tấn công vào hệ thống của họ trong vòng hai tuần.
Ở Singapore, 90% tổ chức cho biết họ đã phải trải qua cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền lần thứ hai, sau khi đã chi trả khoản tiền chuộc đầu tiên, trong đó, 28% tổ chức lấy lại được quyền truy cập nhưng dữ liệu đã bị hỏng. Khoảng 73% tổ chức thừa nhận họ bị mất doanh thu do cuộc tấn công, so với mức trung bình toàn cầu là 66%; 40% nói rằng thương hiệu của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, so với mức 53% trên toàn cầu.
Có đến 37% các tổ chức ở Singapore phải trả tiền chuộc từ 140.000 đến 1,4 triệu USD và 5% phải trả số tiền chuộc trên 1,4 triệu USD. 13% tổ chức phải sa thải nhân viên do thiệt hại về tài chính, thậm chí, 20% tổ chức buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động.
Ông Leslie Wong, Phó chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Cybereason cho biết: "Việc chi trả tiền chuộc không đảm bảo tổ chức đó có thể lấy lại được quyền truy cập vào hệ thống và dữ liệu cũng không đảm bảo còn nguyên vẹn. Tổ chức đó không thể tránh được việc bị tin tặc tiếp tục tấn công bằng hình thức cũ. Thậm chí, việc chi trả tiền chuộc có thể lại là nguyên nhân làm trầm trọng thêm vấn đề khi nó vô tình khuyến khích tin tặc thực hiện các cuộc tấn công kiểu này nhiều hơn. Các tổ chức/doanh nghiệp cần có chiến lược phòng ngừa để phát hiện sớm và ngăn chặn các phần mềm tống tiền gây rối, trước khi chúng có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp".
Đa số các tổ chức/doanh nghiệp trên toàn cầu đều lo ngại về những rủi ro do các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền gây ra. Check Point Research cũng tiết lộ rằng, số lượng trung bình các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền trên toàn thế giới đã tăng 93% trong năm qua.
Các chuyên gia cũng cho biết, tại Singapore, các cuộc tấn công như vậy đã tăng 40% trong vài tháng qua và 147% trong năm qua. Họ nói thêm rằng, châu Mỹ Latinh và châu Âu bị tấn công nhiều nhất bằng phần mềm tống tiền kể từ đầu năm 2021, lần lượt là 62% và 59%.
Một cuộc khảo sát của Veritas vào tháng 11/2020 cũng cho thấy, 78% doanh nghiệp ở Singapore và 88% ở Úc đã chấp nhận chi trả tiền chuộc sau khi trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền. Ngoài ra, 45% doanh nghiệp ở Singapore mất từ 5 đến 10 ngày để phục hồi hoàn toàn hệ thống sau cuộc tấn công, so với 11% ở Ấn Độ và 35% ở Trung Quốc.
Các nhà cung cấp bảo mật mạng khuyến cáo các tổ chức không nên trả tiền sau khi bị tấn công bằng phần mềm tống tiền mà nên chú trọng vào việc áp dụng chiến lược bảo vệ và khôi phục dữ liệu.
Tuy rằng, các kế hoạch sao lưu dữ liệu sẽ không hoạt động hiệu quả khi tội phạm mạng tung ra các cuộc tấn công phần mềm độc hại "tống tiền kép", trong đó tin tặc đã mã hóa dữ liệu để lấy dữ liệu nhạy cảm và tài sản trí tuệ. Sau đó, họ sẽ đe dọa sẽ tiết lộ hoặc rao bán dữ liệu bị đánh cắp nếu yêu cầu tiền chuộc của họ không được đáp ứng.
Phạm Bình Dũng
10:00 | 19/05/2021
16:00 | 31/07/2021
08:00 | 22/01/2018
08:00 | 14/06/2024
08:00 | 01/11/2021
10:17 | 02/12/2016
13:03 | 18/06/2014
13:00 | 09/05/2023
11:00 | 04/04/2024
15:28 | 31/12/2013
11:00 | 24/10/2024
Suốt chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (12/9/1945 - 12/9/2024), ngành Cơ yếu Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng đặc biệt tin cậy, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
07:00 | 23/10/2024
Những kẻ tấn công mạng đang nhắm mục tiêu vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác trong khu vực Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC). Khu vực này thường là mục tiêu ưa chuộng của các tin tặc bởi đây là trung tâm thương mại và buôn bán, có nhiều nền kinh tế giàu mạnh và vì lập trường của các quốc gia trong khu vực Trung Đông này về một số vấn đề địa chính trị.
15:00 | 30/09/2024
Trong thời điểm iPhone 16 cũng như các sản phẩm mới của Apple được công bố, một số đối tượng đã giả mạo CEO Tim Cook của Apple để phát livestream với nội dung kêu gọi đầu tư tiền ảo bằng công nghệ Deepfake.
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024