Năm 2024, Cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” sẽ được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức vào tháng 10, gồm 2 vòng thi là Sơ khảo và Chung khảo.
Đây là lần thứ 17 Cuộc thi được tổ chức dành cho sinh viên Việt Nam và năm thứ 6 có sự tham dự của sinh viên các nước ASEAN khác. Cuộc thi được sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), dưới sự chủ trì của VNISA, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) và Cục An toàn thông tin, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) tổ chức. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ sự kiện thường niên “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2024.
Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học. Đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ATTT, tăng cường cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên CNTT, ATTT các trường đại học ở các nước ASEAN.
Hoạt động này góp phần thực hiện có hiệu quả Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định 1907/QĐ/TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 - 2025”.
Đối tượng dự thi là sinh viên, học viên hệ cao đẳng, đại học đại diện cho các trường đại học, cao đẳng và Học viện của Việt Nam và một số trường của các nước ASEAN. Thí sinh được tổ chức thành từng đội, có không quá 4 thành viên, tham dự cuộc thi trên nguyên tắc tự nguyện và chấp hành theo Thể lệ cuộc thi.
Các đội tham dự vòng Chung khảo cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN" năm 2023 tại Hà Nội
Vòng Sơ khảo dự kiến diễn ra ngày 05/10/2024. Các trường được đăng ký không giới hạn số lượng đội dự thi (dự kiến sẽ có hơn 200 đội thi của các trường đại học ở cả 10 nước ASEAN tham dự). Tất cả các đội đều thi online theo dạng bài thi Vượt qua thử thách (jeopardy) với nội dung gồm: khai thác lỗ phần mềm (Pwnable); kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm (Reverse engineering); các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web (Web); đánh đố giải mã, tấn công các thuật toán mã hóa, dùng kỹ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung (Crypto/ACM).
Vòng Chung khảo dự kiến diễn ra ngày 19/10/2024, các đội ASEAN thi online, các đội Việt Nam thi tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vòng thi này được chia thành 2 Bảng có nội dung thi khác nhau, được tổ chức đồng thời:
- Bảng A gồm 20 đội thuộc nhóm các đội đạt kết quả cao nhất vòng Sơ khảo của 20 Trường (mỗi Trường chọn 01 đội điểm cao nhất), thi theo dạng tấn công – phòng thủ trực tiếp (attack-defense);
- Bảng B gồm các đội trong nhóm đạt điểm cao vòng Sơ khảo còn lại còn lại, số đội sẽ bằng số trường tham gia Cuộc thi (mỗi Trường chọn 1 đội có kết quả cao ở vòng Sơ khảo nhưng không vào bảng A), thi theo dạng jeopardy.
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi được tổ chức cùng ngày thi vòng Chung khảo. Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (cho các đội đạt giải cao Bảng A) được thực hiện trong Hội thảo - Triển lãm quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024” dự kiến tổ chức vào ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
Đội Đại học Bách khoa Hà Nội tham dự Cyber SeaGame 2023 tại Thái Lan
Các đội thi của Việt Nam đạt kết quả cao của bảng A sẽ được VNISA đề cử tham dự các cuộc thi ATTT ở khu vực và quốc tế như ASEAN Cyber Shield, Cyber SeaGame và FIRST CTF for ASEAN trong năm tới.
Đồng hành cùng cuộc thi năm nay vẫn là nhà tài trợ chính Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) và đồng tài trợ là Công ty Cổ phần NAPAS, Công ty Cổ phần tin học Mimi. Thông tin chi tiết về cuộc thi, quý độc giả tham khảo
ĐT
16:00 | 04/11/2023
14:00 | 11/09/2024
21:00 | 03/05/2024
14:00 | 16/10/2024
13:00 | 22/10/2024
Ngày 8/10, Tòa án Tối cao Brazil đã cho phép nền tảng xã hội X hoạt động trở lại tại nước này sau khi nộp phạt 5,23 triệu USD và chấp thuận tuân thủ các phán quyết của các nhà chức trách cũng như quy định pháp luật nước này.
23:00 | 06/10/2024
Ngày 5/10, vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024 đã được tổ chức với hình thức trực tuyến, quy tụ gần 1.000 sinh viên đến từ các nước ASEAN.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
07:00 | 09/09/2024
Từ những ngày đầu thành lập, tổ chức cơ yếu đã trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ yếu như một cỗ máy tinh vi, không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Trong lịch sử 79 năm, các dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam về ngày 09 tháng 9 đều liên quan đến việc ban hành các quyết định về cơ cấu tổ chức.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024