Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chủ quản Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trọng yếu của Đảng và Chính phủ như: Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Khoa học và Công nghệ; Thành ủy, UBND: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Bình… đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Ban, ngành Cơ yếu và nhiều cán bộ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương... Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Trong thời gian vừa qua, tình hình (ATTT) tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Các cuộc tấn công, gián điệp, tội phạm mạng gia tăng nhằm phá hoại hệ thống thông tin, đánh cắp dữ liệu ngày càng có tổ chức, tinh vi, gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia và làm xuất hiện nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng.
Không nằm ngoài sự tác động từ tình hình chung trên thế giới, tại Việt Nam, nhiều mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng và Chính phủ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, không ngừng gia tăng về cả cường độ và độ nguy hiểm, xuất phát từ một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trước bối cảnh đó, giám sát ATTT được xem là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết trong việc phát hiện, phòng chống, đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin, trong đó có nhiệm vụ giám sát ATTT cho các hệ thống mạng CNTT trọng yếu của Đảng, Chính phủ. Giám sát ATTT là một trong những hoạt động quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường năng lực đảm bảo ATTT cho các cơ quan, tổ chức của Đảng và Chính phủ, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các bộ, ban, ngành, địa phương.
Trong thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai các giải pháp kỹ thuật tổng thể và đồng bộ để đảm bảo thông tin lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trên các mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ được bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp về tình hình an toàn, an ninh thông tin đang diễn ra hiện nay, đồng chí Nguyễn Đăng Lực đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo thẳng thắn đánh giá, nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại khó khăn, vướng mắc trong công tác đảm bảo ATTT, công tác giám sát ATTT và đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm giúp Ban Cơ yếu Chính phủ hoàn thiện hơn nữa trong công tác giám sát ATTT cho các mạng CNTT trọng yếu.
Theo ông Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và giám sát an ninh mạng, trong năm 2021 thông qua công tác , Trung tâm CNTT&GSANM đã phát hiện 811.902 nguy cơ tấn công mạng, tăng 5,5% so với năm 2020, trong đó 757.064 là các tấn công mạng khai thác lỗ hổng bảo mật, nhắm vào các hệ thống cổng thông tin điện tử, các hệ thống chỉ đạo điều hành tác nghiệp. Khoảng 31.013 là các tấn công mạng liên quan đến các hình thức truy cập trái phép. Đặc biệt số lượng tấn công liên quan đến mã độc được phát hiện là 19.091, với nhiều hình thức tấn công phức tạp, tinh vi.
Toàn cảnh Hội thảo
Cũng qua công tác giám sát, Trung tâm CNTT&GSANM, Ban Cơ yếu Chính phủ đã phát hiện 720 cuộc tấn công từ chối dịch vụ và hơn 4.000 loại hình tấn công khác vào các hệ thống mạng CNTT tin trọng yếu đang được Trung tâm triển khai giám sát. Các hình thức tấn công bằng mã độc có chủ đích vào các đối tượng người dùng và khai thác lỗ hổng bảo mật vào các hệ thống thư điện tử hoặc các trang thông tin chỉ đạo, điều hành được ghi nhận nhiều nhất trong năm 2021.
Về công tác đánh giá an toàn cho các mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, mặc dù trong năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, song Trung tâm CNTT&GSANM đã thực hiện 20 lượt đánh giá an toàn thông tin cho 12 cơ quan, đơn vị, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, tăng gần 100% so với năm 2020. Thông qua công tác đánh giá ATTT đã chỉ ra nhiều điểm yếu, lỗ hổng để các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục.
Cùng với đó, Trung tâm CNTT&GSANM đã phối hợp thực hiện duy trì, vận hành ổn định hệ thống điện toán đám mây hỗ trợ cập nhật mã độc và thực hiện rà quét, phân tích, cảnh báo mã độc, triển khai giải pháp BCY Endpoint Security, Mail Gateway cho nhiều các cơ quan, đơn vị. Thông qua hệ thống giám sát, phân tích mã độc, Trung tâm đã kịp thời phát hiện 1039 mã độc lây nhiễm vào hơn 113 máy tính tại các cơ quan, đơn vị. Từ đó giúp kịp thời bóc tách và xử lý, tránh việc các mã độc lan rộng vào trong hệ thống mạng. Trung tâm đã nhiều lần đột xuất và định kỳ thực hiện rà quét và xử lý mã độc cho nhiều mạng CNTT trọng yếu. Qua đó, đã phát hiện và xử lý mã độc trên hơn 100 máy chủ, máy trạm của các cơ quan, đơn vị.
Tại hội thảo, đã có nhiều ý kiến phát biểu của các đồng chí đến từ: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Thành phố Đà Nẵng... về công tác giám sát, đảm bảo ATTT năm 2021. Các ý kiến tập trung đánh giá về: Hoạt động giám sát ATTT của ; Đánh giá hiệu quả công tác giám sát, đảm bảo ATTT cho hệ thống mạng CNTT Bộ Tư pháp; Giám sát, đảm bảo ATTT cho hệ thống Chính phủ điện tử; Nhu cầu và phương hướng triển khai giám sát đảm bảo ATTT; Thách thức và giải pháp trong giám sát, đảm bảo ATTT; Kết quả phối hợp nhiệm vụ giám sát, đảm bảo ATTT cho hệ thống mạng CNTT Văn phòng Quốc hội....
Đồng chí Nguyễn Đăng Lực trao tặng Bằng khen cho 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp giám sát đảm bảo ATTT năm 2021
Tại Hội nghị, để vinh danh các tập thể và cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đồng chí Phó Trưởng ban Nguyễn Đăng Lực đã trao tặng Bằng khen của Trưởng ban Ban CYCP cho 05 tập thể và 05 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp giám sát đảm bảo ATTT năm 2021.
Hoàng Giang
11:00 | 14/02/2022
07:00 | 12/04/2022
14:00 | 20/05/2022
16:00 | 17/12/2021
14:00 | 23/08/2021
10:00 | 14/06/2022
10:00 | 04/11/2024
Người dùng Windows và MacOS đang là mục tiêu của một chiến dịch tấn công kỹ thuật xã hội mới mang tên “ClickFix”, sử dụng các trang web Google Meet giả mạo để cài phần mềm độc hại đánh cắp thông tin vào hệ thống của nạn nhân.
10:00 | 27/10/2024
Ngày 21/10, IBM đã cho ra mắt phiên bản mới nhất của các mô hình trí tuệ nhân tạo dành cho doanh nghiệp, với mục đích tận dụng sự gia tăng nhu cầu sử dụng trong các doanh nghiệp áp dụng công nghệ AI tạo sinh.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
16:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024
Dự án siêu trung tâm dữ liệu AI do Nvidia và tỷ phú Mukesh Ambani khởi xướng được kỳ vọng sẽ biến Ấn Độ thành một trung tâm công nghệ AI hàng đầu thế giới, sánh ngang với Thung lũng Silicon.
07:00 | 07/11/2024