Thực tế tại nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, bảo đảm an toàn thông tin luôn là một trong các nhiệm vụ quan trọng, liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của đời sống kinh tế - xã hội, của quốc gia, dân tộc. Khi chuyển đổi số đang là chiến lược nhằm kiến tạo xã hội, hướng đến các mô hình quản lý ưu việt, minh bạch và hiệu quả, thì nguy cơ về mất an toàn thông tin lại đang có chiều hướng gia tăng, trở thành mối đe dọa trực tiếp tới sự ổn định, phát triển của không ít quốc gia, chế độ....
Đại dịch Covid-19 đã khiến công cuộc chuyển đổi số được thúc đẩy nhanh hơn, song song với đó là các hiểm hoạ, nguy cơ tấn công mạng ngày càng nhiều hơn.
Theo thống kê từ Bộ TT&TT, tính đến cuối tháng 10/2021, Việt Nam đã xảy ra hơn 7.200 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin, tăng 42,13% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi ngày, các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu hơn 23 sự cố. Nhiều đợt tấn công nhằm vào các hệ thống thông tin quốc gia, phát tán thông tin sai sự thật để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các thiết bị dễ bị tấn công nhất đa phần là các thiết bị cá nhân như điện thoại di động, laptop, thiết bị IoT....
Dữ liệu từ Bộ Công an cho thấy, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, cơ quan này đã đã phát hiện 2.551 vụ tấn công mạng, 5,4 triệu lượt địa chỉ IP của các cơ quan Nhà nước bị tấn công bởi 15 biến thể mã độc. Cùng với đó là 1.555 vụ tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử có tên miền .vn, trong đó có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước. Đáng chú ý, nhiều trang mạng trong nước và quốc tế vẫn liên tục rao bán kho dữ liệu chứa thông tin cá nhân của người dùng.
Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi số, nguy cơ mất an toàn thông tin là thách thức không hề nhỏ đối với các cơ quan, tổ chức/doanh nghiệp. Không khó để bắt gặp thông tin về các cuộc tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu được đăng tải trên các phương tiện truyền thông với mật độ phủ sóng dày đặc. Những lo ngại về việc bảo mật dữ liệu, bảo đảm an toàn thông tin trước yêu cầu chuyển đổi số không chỉ còn là nỗi lo của các nhà chức trách, mà còn của tổ chức/doanh nghiệp, cá nhân.
Để bàn luận thêm về vấn đề này, Tạp chí An toàn thông tin sẽ tổ chức toạ đàm với chủ đề “An toàn thông tin trước yêu cầu chuyển đổi số” giúp người dùng có thêm góc nhìn về những khó khăn, thách thức và một số giải pháp giúp đảm bảo an toàn thông tin trước yêu cầu chuyển đổi số.
Dự kiến Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tiếp vào 9:00 ngày 25/1/2022 trên và của Tạp chí. Quý độc giả quan tâm vui lòng gửi câu hỏi tại đây.
Bích Thủy
17:00 | 26/11/2021
07:00 | 09/11/2021
17:00 | 25/11/2021
14:00 | 18/10/2024
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết tình trạng lừa đảo mạo danh trực tuyến vẫn đang diễn ra phổ biến, người dân cần hết sức cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân.
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
14:00 | 23/09/2024
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Kỹ thuật mật mã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành Cơ yếu và một số doanh nghiệp chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin sẽ tổ chức “Cuộc thi An toàn và bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024” (sau đây gọi tắt là Cuộc thi) dành cho học viên, sinh viên các trường đại học.
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024