Xuất phát từ yêu cầu cấp bách trong việc phòng, chống dịch , thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, C06 đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống quản lý di biến động công dân vùng dịch, đồng thời quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 gắn với khai thác dữ liệu từ , cơ sở dữ liệu cư trú.
Để thực hiện, công dân truy cập vào địa chỉ website: thông qua thiết bị di động smartphone hoặc máy tính có kết nối internet. Thông tin của công dân kê khai sẽ được kiểm tra đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc kê khai trên website và đối chiếu thông tin trong cơ sở dữ liệu sẽ kịp thời truy vết di chuyển công dân khi có yêu cầu. Căn cứ vào thông tin nơi thường trú, tạm trú, nơi đi và nơi đến khi công dân kê khai, thông tin của công dân sẽ được gửi về các phường, xã thông qua hệ thống dữ liệu dân cư để công an phường, xã quản lý và theo dõi.
Đồng thời, hệ thống quản lý tập trung dữ liệu công dân được tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 thống nhất mà không cần phải đầu tư, xây dựng hệ thống mới nhằm tránh lãng phí tài sản đầu tư công. Hệ thống cũng phân tích được tỷ lệ công dân được chứng nhận tiêm chủng để định hướng nhập vắc xin, phát triển kinh tế trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, khi phát hiện F0, F1…, hệ thống sẽ đưa ra lịch trình di chuyển của các F một cách chính xác, giúp các đơn vị nghiệp vụ nhanh chóng khoanh vùng, truy vết, tiết kiệm chi phí trong công tác phòng, chống dịch.
Theo Bộ Công an, việc ra đời hệ thống kê khai Covid-19 sẽ giải quyết ùn tắc tại chốt kiểm dịch ở cửa ngõ các thành phố thông qua việc cho phép người dân khai báo trước thông tin cá nhân, thông tin y tế và cho phép người dân xuất/lưu mã QR để cán bộ trực chốt đối chiếu, kiểm tra khi đi qua các chốt kiểm soát. Đồng thời, khi đã có mã QR, người dân có thể sử dụng lại mã QR trong 72 giờ (kể từ thời điểm khai báo) để tránh phải khai báo lại.
Toàn bộ dữ liệu người dân khai báo và dữ liệu dân cư cũng như lịch sử di chuyển của người dân đều được Bộ Công an bảo đảm tuyệt đối bí mật. Các trường hợp người nhiễm bệnh có lịch trình di chuyển và tiếp xúc phức tạp, khi có yêu cầu của Bộ Y tế, Bộ Công an sẽ phối hợp trong công tác truy vết y tế để bảo đảm có phương án xác định và cách ly các F1, F2… kịp thời.
Hệ thống này dùng chung các giải pháp bảo mật của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã được các đơn vị nghiệp vụ và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, kiểm tra an ninh, an toàn, bảo đảm tính bảo mật thông tin công dân, không để lộ lọt được dữ liệu.
Hệ thống đã được đưa vào sử dụng từ ngày 02/8/2021 tại chốt kiểm soát trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Sắp tới, Bộ Công an sẽ phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông làm công tác tuyên truyền để người dân nắm được thông tin và thực hiện kê khai trực tiếp trên website.
Bước 1: Truy cập vào trang hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Người dùng cần vào phần Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.
Bích Thủy
08:00 | 11/08/2020
10:00 | 03/04/2020
10:00 | 21/12/2021
08:00 | 28/06/2021
11:00 | 18/07/2024
Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
10:00 | 07/06/2024
Lợi dụng một bộ phận người dân không thông thạo về công nghệ thông tin, chưa biết cách thức nộp hồ sơ trực tuyến, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều trang, hội nhóm “dịch vụ” làm hộ chiếu nhanh.
10:00 | 10/04/2024
Xác thực không mật khẩu là một phương thức xác thực cho phép người dùng truy cập vào một dịch vụ, ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin mà không cần nhập mật khẩu truyền thống hoặc trả lời các câu hỏi bảo mật. Xác thực không mật khẩu đang được xem là giải pháp xác thực an toàn hiện nay và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách thiết lập Passkey cho tài khoản Google để giúp quá trình đăng nhập trở nên thuận lợi, đơn giản và tăng cường khả năng bảo mật tài khoản của người dùng.
19:00 | 25/08/2023
Sáng 23/8, Đoàn Công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra về tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Yên Bái.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến (4 cấp) từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.
15:00 | 03/10/2024