Đánh giá về tình hình triển khai Chính phủ điện tử nói chung và Nghị quyết số 17/NQ-CP, Bộ TT&TT nói riêng, Bộ TT&TT cho biết, các Bộ, ngành, địa phương đang tích cực triển khai thực hiện công việc này và đạt được những kết quả nổi bật.
Cụ thể, về nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, báo cáo cho biết nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương.
Đến hết ngày 24/8/2020, khoảng 80% các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, Tỉnh. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm 2018 chỉ đạt 3%; năm 2019 đạt khoảng 27%.
Bộ TT&TT đã chỉ đạo, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt xây dựng các nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong thời gian qua đã khai trương nhiều nền tảng quan trọng. Gần đây, đã ra mắt: Nền tảng lập trình cho giao tiếp Stringee (ngày 31/7/2020); Nền tảng công nghệ chuỗi khối akaChain (ngày 13/8/2020); Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel (ngày 28/8/2020) và Cổng dữ liệu quốc gia data.qvikly.com (ngày 31/8/2020).
Về trục liên thông văn bản quốc gia, từ ngày 12/3/2019 đến ngày 28/8/2020, có tổng số 621.076 văn bản điện tử gửi và 1.861.835 văn bản điện tử nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và địa phương;
Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet): Từ ngày 24/6/2019 đến ngày 28/8/2020, Hệ thống đã phục vụ 20 Hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 486 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ thay thế thay thế việc phát hành, in ấn, sao chụp hơn 200 nghìn bộ hồ sơ, tài liệu giấy. Chi phí tiết kiệm được khi sử dụng Hệ thống là khoảng 169 tỷ đồng/năm…
Trong tháng 8, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hiện đạt 17,97%, tăng 2,06% so với tháng 7 (khoảng 15,91%).
Tương tự, với Cổng Dịch vụ công quốc gia, từ ngày 09/12/2019 đến ngày 28/8/2020 đã tích hợp, cung cấp 1.040 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 60 triệu lượt truy cập, trên 235 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 15 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 295 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến; tiếp nhận, hỗ trợ trên 24 nghìn cuộc gọi và 7,8 nghìn phản ánh, kiến nghị.
Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại thời điểm tích hợp, cung cấp dịch vụ công thứ 1.000) là khoảng 6.700 tỷ đồng/năm, con số này sẽ tiếp tục tăng theo số lượng dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tuệ Minh
10:00 | 20/04/2020
11:00 | 12/04/2020
10:00 | 31/01/2024
09:00 | 18/03/2019
10:00 | 15/11/2019
08:00 | 24/10/2024
Các chuyên gia bảo mật tại Sophos (Anh) vừa cảnh báo về sự gia tăng của các cuộc tấn công quishing, sử dụng mã QR độc hại để lừa đảo và chiếm đoạt thông tin người dùng.
07:00 | 17/10/2024
Ngày 9/10, Ủy ban châu Âu thông báo khởi động kế hoạch hành động thứ hai với khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng số, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực chuyển đổi số toàn diện của khu vực.
09:00 | 11/10/2024
Sáng 07/10, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 13 thẩm tra dự án Luật Dữ liệu.
09:00 | 05/09/2024
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến (4 cấp) từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.
15:00 | 03/10/2024