Toàn cảnh lớp học
Đến dự và chỉ đạo lớp học có PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực . Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đc Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cơ bản diện mạo của các quốc gia trên thế giới, đồng thời thay đổi nhanh chóng phương thức làm việc và cách thức quản lý, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức.
Những năm gần đây, Việt Nam đang mạnh mẽ chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuộc cách mạng 4.0 chính là cơ hội để đưa nước ta bắt kịp với thế giới. Một trong những yêu cầu cơ bản của cuộc cách mạng 4.0 là sự thay đổi cách thức và phương thức làm việc, theo đó, việc sử dụng chữ ký số thay thế cho các hình thức xác thực đối với các văn bản điều hành, tác nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
Theo kết quả thống kê từ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, có đến 86,7% các cơ quan đã triển khai tích hợp vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Đa số các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đều được tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, có cơ quan đạt 100% số lượng dịch vụ công hoàn toàn sử dụng chữ ký số.
Phát biểu tại buổi khai giảng lớp học, PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc nhấn mạnh, ngày nay, chữ ký số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, đặc biệt, việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả tích cực trong công tác cải cách hành chính và hình thành chính quyền điện tử.
PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai giảng lớp học
Chữ ký số được sử dụng để cung cấp chứng thực chủ sở hữu, tính toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ nguồn gốc trong rất nhiều lĩnh vực. Giải pháp dùng chữ ký số là tối ưu vì nó có hiệu lực pháp luật, do đó không cần in ấn tài liệu mà vẫn có thể xác nhận được tài liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và không chối bỏ.
Chữ ký số được phát hành bởi bên thứ ba là cơ quan chứng thực có thẩm quyền cấp phát, thu hồi, quản lý chứng chỉ số cho các thực thể thực hiện các giao dịch an toàn nên đảm bảo tính khách quan, tin cậy. Như vậy, quá trình tạo chữ ký số, xác nhận các yêu cầu pháp lý, bao gồm người ký, xác thực tin nhắn, là thành công và hiệu quả. PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc cũng bày tỏ mong muốn thông qua khóa học này, các cán bộ, công chức sẽ nắm vững kỹ năng, Học viện sẽ tiến hành chuyển đổi số bằng việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số trước ngày 01/5.
Sau khai giảng, đc Khúc Hữu Hùng, cán bộ của Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã giới thiệu tổng quan về an toàn thông tin, cách nhận biết các hình thức tấn công mạng, các rủi ro ATTT và hướng dẫn cách sử dụng mạng máy tính an toàn.
Lớp học “Đào tạo kỹ năng sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm Học viện” sẽ kéo dài từ ngày 17/4 đến ngày 21/4 nhằm cung cấp cho các đồng chí làm công tác văn thư nâng cao kiến thức, hỗ trợ kỹ năng ứng dụng, triển khai hệ thống tại các đơn vị, hướng tới một hệ thống điều hành, tác nghiệp không giấy tờ. Đồng thời các đồng chí học viên cũng sẽ là nhân tố để triển khai chữ ký số và chứng thư số tại các đơn vị trong thời gian tới.
Văn Thủy
16:00 | 19/05/2023
17:00 | 19/11/2021
16:00 | 28/06/2024
09:00 | 27/03/2023
13:00 | 19/05/2023
16:00 | 26/04/2023
10:00 | 22/05/2023
09:00 | 22/03/2023
15:00 | 17/03/2023
12:00 | 03/03/2023
17:00 | 27/09/2024
Sáng 25/9, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang để kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm trưởng đoàn.
14:00 | 11/09/2024
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
10:00 | 17/05/2024
Tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra sáng 3/5 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 01/7/2024.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với cách tiếp cận bứt phá, việc phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành Việt Nam vào năm 2025 là khả thi. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông.
14:00 | 24/10/2024