Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan, đơn vị. Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã tích cực hưởng ứng triển khai và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chỉ số ứng dụng CNTT của Hà Giang năm 2018 xếp thứ 10 cả nước và là một trong những địa phương tiên phong trong triển khai Dự án đô thị văn minh.
Hiện nay, Tỉnh đã tiến hành kết nối phần mềm Quản lý văn bản điều hành VNPT-iOffice đến 1.728 đơn vị trong tỉnh và liên thông 4 cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Đến nay, đã có gần 6 triệu văn bản điện tử được phát hành liên thông; nhiều giải pháp, quy chế phối hợp trong lĩnh vực văn bản điện tử, áp dụng chữ ký số đã được triển khai. Đặc biệt, Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam triển khai tích hợp chữ ký số trên thiết bị di động vào phần mềm VNPT-iOffice. Ứng dụng giúp cho người dùng ký số, phân loại, xử lý văn bản tiện lợi trên các thiết bị di động. Qua đó, sẽ tiếp tục thúc đẩy ứng dụng CNTT toàn diện, thu hẹp khoảng cách phát triển KT-XH giữa các địa phương, bắt kịp xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0….
Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin - Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết: Hà Giang là tỉnh tiêu biểu dẫn đầu trong việc tích hợp chữ ký số trên thiết bị di động vào phần mềm VNPT-iOffice; Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp cho Hà Giang 87 thiết bị SIM PKI và chứng thư số. Các SIM PKI được cấp cho các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, các sở, huyện, thị xã để thực hiện ký số trên thiết bị di động - iPad.
Các đại biểu bấm nút hoàn thành chữ ký số trên thiết bị di động
Mặt khác, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để triển khai tích hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào phần mềm VNPT-iOffice 4.0. Các văn bản điện tử được ký số đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực và đáp ứng quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức; Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.
Theo đồng chí Đỗ Thái Hoà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, việc tích hợp chữ ký số vào phần mềm VNPT-iOffice 4.0 trên thiết bị di động giúp các đồng chí Lãnh đạo xử lý công việc một cách linh hoạt, thuận tiện và nhanh chóng, tiết kiệm kinh phí và góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử. Trong thời gian tới, Hà Giang sẽ đề xuất với Ban Cơ yếu Chính phủ rút ngắn thời gian cấp phát, thu hồi chứng thư số và triển khai thêm các giải pháp ký số trên di động để tăng khả năng lựa chọn sử dụng, không ảnh hưởng đến thuê bao đang sử dụng.
Hoàng Hằng
10:00 | 30/07/2019
10:00 | 20/09/2019
16:00 | 17/05/2019
13:00 | 03/04/2018
15:00 | 06/10/2017
09:51 | 13/10/2016
15:00 | 26/06/2024
Từ ngày 01/7/2024 tới đây, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ chuyển trụ sở làm việc mới về Lô CN27A, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
16:00 | 17/04/2023
Chiều 17/4/2023, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ mở lớp “Đào tạo kỹ năng sử dụng chứng thư số, chữ ký số cho cán bộ công chức, viên chức tại Trung tâm Học viện” dành cho cán bộ, công chức tại Học viện, trọng tâm là các đồng chí thực hiện công tác văn thư của các đơn vị trực thuộc Học viện trung tâm.
17:00 | 09/07/2020
Chiều ngày 08/7/2020, tại Hà Nội, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội thảo “Bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước”.
08:00 | 06/07/2020
Qua bài báo này, Tạp chí An toàn thông tin cung cấp cho bạn đọc cách kiểm tra thông tin Chứng thư số chuyên dùng cho người dùng.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao gia tăng, mạo danh cơ quan Nhà nước để lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo triển khai giải pháp định danh cuộc gọi, giúp người dân nhận diện các cuộc gọi chính thức từ các cơ quan Nhà nước, từ đó giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo.
09:00 | 15/11/2024