Trong xu thế phát triển IoT và Cách mạng công nghiệp 4.0, các thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh,...) ngày càng trở thành phương tiện phổ biến, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc thực hiện các giao dịch điện tử nói chung và nghiệp vụ của cán bộ công chức nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng trên thiết bị di động cũng gặp không ít rủi ro tiềm ẩn về an toàn thông tin. Đồng thời, khi phân tích các phương pháp ký số, xác thực trong nước và trên thế giới đang được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng rộng rãi, thì thành phần quan trọng được coi là then chốt để giải quyết vấn đề đảm bảo an toàn, xác thực khi triển khai ký số, xác thực cho thiết bị di động được gọi là “phần tử bảo mật” (security element).
Thẻ bảo mật SDSecure hoạt động trên một nền tảng linh hoạt để xây dựng các dịch vụ bảo mật đa dạng cho ứng dụng di động. Các dịch vụ này bao gồm mã hóa và giải mã, nhằm đảm bảo an toàn và có hiệu suất cao. SDSecure có 03 thành phần chính: phần tử bảo mật, bộ điều khiển và bộ nhớ flash (dung lượng lưu trữ có thể lên tới 16 GB). Mô-đun thẻ bảo mật SDSecure chứa CPU, ROM, RAM và được đóng gói theo khuôn dạng thẻ microSD.
Thẻ bảo mật SDSecure
Toàn bộ hoạt động mã hóa, giải mã, xử lý trao đổi khóa được thực hiện bên trong mô-đun. Các thuật toán được xử lý bên trong chip, có hiệu năng cao. Phần tử bảo mật đạt tiêu chuẩn CC EAL5+, hỗ trợ mã hóa dữ liệu, quản lý khóa, bảo mật VPN, bảo mật thoại, tin nhắn,… và bảo vệ phương tiện truyền thông. Các khóa và dữ liệu nhạy cảm được mã hóa và lưu trữ bên trong phần tử bảo mật.
Thông số kỹ thuật của Thẻ bảo mật SDSecure gồm 06 thuộc tính: thuật toán, mã hóa, HMAC, hàm băm, hệ điều hành và giao tiếp.
Các hàm trong thư viện
Để sử dụng thẻ bảo mật SDSecure, người dùng cần sử dụng các hàm thư viện dưới đây.
Ký số PDF
Để thực hiện ký số PDF, người dùng thực hiện cú pháp: String SignPDF(String inputFile, String outputFile, int pageNumber, int x, int y, int width, int height, String urlTSA, Boolean chkOnline, Bitmap bgSign). Cụ thể:
Hàm xác thực PDF
Đối với hàm xác thực PDF sử dụng cú pháp: List<VerifyInfo> VerifyPDF(String inputFile, Boolean chkOnline). Trong đó, List VerifyPDF là hàm xác thực, biến String inputFile là tệp PDF đầu vào và Boolean chkOnline là biến để kiểm tra trực tuyến CTS người ký, CTS máy chủ thời gian (nếu có). Đối với Lớp VerifyInfo có 9 tùy chọn, cụ thể:
Ký số PKCS7
Ký số PKCS7 sử dụng cú pháp: Byte[] SignPKCS7(byte[] input, String urlTSA, Boolean chkOnline). Trong đó, biến byte[] input là dữ liệu đầu vào, String urlTSA là biến chuỗi rỗng không dùng tsa (nếu là đường dẫn thì sử dụng tsa). Còn biến Boolean chkOnline là để kiểm tra chứng thư số có trực tuyến hay không.
Xác thực PKCS7
Để xác thực PKCS7 sử dụng cú pháp: List<VerifyInfo> VerifyPKCS7(byte[] input, Boolean chkOnline), cụ thể:
Danh sách các tệp tin cài đặt và sử dụng Phần mềm ký số, xác thực cho người dùng trên Android: Ví dụ về sử dụng thư viện: Mã nguồn ví dụ sử dụng thư viện: Thư viện ký số, xác thực: Cập nhật 05/11/2018, phiên bản 1.1 |
T.U
16:00 | 10/06/2019
14:00 | 04/06/2019
08:00 | 12/07/2019
16:00 | 12/05/2020
08:00 | 03/09/2019
17:00 | 27/05/2019
09:00 | 25/06/2024
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một loạt các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, dường như mọi người mới chú ý đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những ý kiến về việc tuân thủ Nghị định 13 hầu hết xuất phát từ ngành này. Trong khi đó, những dữ liệu cá nhân nhạy cảm có liên quan tới ngành y tế như tình trạng sức khỏe, đặc điểm di truyền hay đời sống tình dục... của cá nhân lại chưa được quan tâm nhiều.
10:00 | 07/06/2024
Lợi dụng một bộ phận người dân không thông thạo về công nghệ thông tin, chưa biết cách thức nộp hồ sơ trực tuyến, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều trang, hội nhóm “dịch vụ” làm hộ chiếu nhanh.
15:00 | 28/05/2024
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tháng 5/2024, trên không gian mạng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo táo tợn, mạo danh cả các tổ chức Nhà nước để chiếm đoạt tài sản khiến nhiều người dung bị sập bẫy.
09:00 | 19/04/2024
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng xấu đã giả danh cơ quan công an gọi điện cho người dân yêu cầu ra công an phường để khắc phục sự cố đồng bộ VNeID mức 2. Đây là một hình thức lửa đảo mới nhằm chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với cách tiếp cận bứt phá, việc phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành Việt Nam vào năm 2025 là khả thi. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông.
14:00 | 24/10/2024