Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ Blockchain; đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ Blockchain trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thực hiện hóa mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng.
Mục tiêu phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025
Mục tiêu của Chiến lược là tận dụng thế mạnh của công nghệ Blockchain, phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia; mở ra không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; hoàn thiện dần các quy định, hành lang pháp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh, hình thành nên hệ sinh thái các doanh nghiệp có năng lực vươn ra toàn cầu; đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới trong ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain.
Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thiết lập nền tảng vững chắc để phát triển công nghệ Blockchain và cung cấp ứng dụng rộng rãi cho công nghệ này trong nhiều lĩnh vực.
Để thiết lập nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối, cần xây dựng Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh,, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân phục vụ các hoạt động phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng chuỗi khối. Hạ tầng này sẽ hỗ trợ khả năng tương tác, tích hợp, chia sẻ giữa các chuỗi khối, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.
Dự kiến sẽ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; Xây dựng và nâng cấp 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối; đồng thời đưa công nghệ chuỗi khối vào khung chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở nghiên cứu.
Để thúc đẩy, tăng cường ứng dụng công nghệ chuỗi khối, thời gian tới cần thử nghiệm và phát triển bằng cách lựa chọn, hình thành tối thiểu 01 trung tâm/đặc khu/địa bàn thử nghiệm về chuỗi khối để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối; ưu tiên phát triển tại các đơn vị đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tại địa phương.
Mở rộng ứng dụng bằng việc xây dựng hệ thống sinh thái “Blockchain+” thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, , bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực tiềm năng khác.
Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2030
Đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối của Việt Nam hướng tới những mục tiêu đầy tham vọng, khẳng định vị trí tiên phong của đất nước trong lĩnh vực công nghệ này. Cụ thể:
Thứ nhất, củng cố và mở rộng Hạ tầng chuỗi khối quốc gia cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước; đồng thời ban hành tiêu chuẩn về ứng dụng và phát triển chuỗi khối tại Việt Nam, tạo khung pháp lý minh bạch cho các hoạt động liên quan.
Thứ hai, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuỗi khối, khẳng định năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Thứ ba, xây dựng 20 thương hiệu Blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong khu vực.
Thứ tư, duy trì vận hành ít nhất 03 trung tâm/đặc khu thử nghiệm về công nghệ chuỗi khối tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối.
Thứ năm, có đại diện trong Top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi khối hàng đầu châu Á, khẳng định chất lượng và năng lực nghiên cứu của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược
Để phát triển hạ tầng, hệ sinh thái công nghiệp chuỗi khối một cách toàn diện, Việt Nam cần tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ này. Đồng thời, cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, hình thành hệ thống sinh thái công nghiệp chuỗi khối gắn kết chuyển đổi số và công nghiệp 4.0.
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực chuỗi khối thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy ứng dụng và phát triển thị trường bằng việc cung cấp ứng dụng chuỗi vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát về chuỗi khuối trong lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng hiệu quả như công nghệ tài chính, giao thông vận tải,…
Đổng thời cần thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ chuỗi khối.
Ban Cơ yếu Chính phủ đảm bảo an toàn, bảo mật cho hệ sinh thái Blockchain Việt Nam
Trong chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ban Cơ yếu Chính phủ được giao nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, phòng chống các nguy cơ tấn công mạng, xâm phạm dữ liệu, góp phần xây dựng một hệ sinh thái Blockchain Việt Nam vững mạnh và đáng tin cậy, thúc đẩy ứng dụng công nghệ Blockchain vào đời sống kinh tế - xã hội.
Để hoàn thành nhiệm vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ cần tập trung vào các nội dung chính sau:
- Đẩy mạnh nghiên cứu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực cơ yếu và , nâng cao tính bảo mật và hiệu quả cho hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nghiên cứu các yếu tố liên quan đến mật mã dân sự trong các sản phẩm ứng dụng công nghệ Blockchain, đồng thời đề xuất các phương án quản lý sản phẩm ứng dụng công nghệ Blockchain dùng trong các hoạt động bảo vệ bí mật của Nhà nước.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mật mã cho Hạ tầng Blockchain Việt Nam, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho toàn hệ thống.
- Xây dựng tiêu chuẩn bảo mật an toàn thông tin trong quá trình triển khai ứng dụng Blockchain, private blockchain, API blockchain trên không gian mạng, ngăn chặn các rủi ro và bảo vệ dữ liệu người dùng.
Với vai trò quan trọng này, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ góp phần định hình một môi trường Blockchain an toàn, tin cậy, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ Blockchain tại Việt Nam.
Toàn văn Quyết định ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xem .
Bích Thủy
07:00 | 23/10/2024
15:00 | 09/10/2024
10:00 | 26/09/2024
07:00 | 18/07/2024
10:00 | 04/10/2024
Thông qua diễn tập thực chiến vừa tổ chức, các cơ quan, đơn vị trong Ban Cơ yếu Chính phủ đã có cơ hội nhìn nhận, đánh giá năng lực ứng phó của đơn vị mình trước những mối nguy hại, cuộc tấn công trên không gian mạng.
13:00 | 13/09/2024
Theo tờ Financial Times đưa tin, Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến sẽ ký công ước quốc tế đầu tiên về việc sử dụng AI có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
14:00 | 05/08/2024
Giới hạn trí tuệ máy tính là bài toán mà nhà toán học lớn của thế kỷ 20-21 Steve Smale đã coi là thách thức của thế kỷ 21 và có thể là nhiều thế kỷ sau này.
09:00 | 19/07/2024
Từ ngày 15 - 17/7, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với các Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.