Nghị định gồm 5 Chương với 46 Điều quy định chi tiết một số điều, khoản và biện pháp thi hành trong đó có nội dung quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra trong cơ quan cơ yếu Chính phủ. Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng đối với Thanh tra Cơ yếu.
Nội dung quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra trong cơ quan cơ yếu Chính phủ được quy định tại Mục 1, Chương II của Nghị định gồm 6 điều từ Điều 4 đến Điều 9. Trong đó quy định về: Vị trí, chức năng của Thanh tra Cơ yếu; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu; Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu; Thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu và thanh tra lại Kết luận thanh tra của Thanh tra Cơ yếu.
Cụ thể, Nghị định quy định: Thanh tra Cơ yếu là cơ quan của Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để , , , bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Cơ yếu; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Thanh tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, Thanh tra Cơ yếu là cơ quan duy nhất của thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự. Thanh tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về công tác của Thanh tra Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu
Nghị định cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cơ yếu, Chánh Thanh tra Cơ yếu, tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu, tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với thanh tra viên của Thanh tra Cơ yếu và thẩm quyền thanh tra lại Kết luận thanh tra của Thanh tra Cơ yếu. Theo đó, Trưởng ban sẽ ban hành Kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ sau khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt; Thanh tra Cơ yếu chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra. Thẩm quyền thanh tra lại Kết luận thanh tra của Thanh tra Cơ yếu do Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện.
Cùng với ngày 30/6/2023 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, Nghị định số 03/2024/NĐ-CP đã hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra 2022, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đồng bộ đối với tổ chức và hoạt động của Thanh tra Cơ yếu. Nghị định số 03/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/3/2024.
Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chánh Thanh tra, Ban Cơ yếu Chính phủ
09:00 | 08/08/2023
15:00 | 29/10/2024
Theo thông tin từ The Information, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã liên hệ với TSMC - xưởng đúc chip lớn nhất thế giới, để xác minh liệu công ty này có trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp chipset cho Huawei hay không.
09:00 | 01/10/2024
Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9 (theo giờ địa phương), tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm với chủ đề Tăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).
13:00 | 13/08/2024
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng. Trong đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường bảo đảm ATTT mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTT mạng.
07:00 | 21/06/2024
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang chạy đua với việc thiết lập quy định đảm bảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách an toàn song song với giảm thiểu những rủi ro mà mô hình công nghệ đang phát triển nhanh chóng này có thể gây ra, nhiều công ty tại Hàn Quốc đang thiết lập biện pháp đáp ứng những nỗ lực toàn cầu nói trên, đồng thời thúc đẩy tính cạnh tranh và sáng tạo.