Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu; Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an; Trung tâm CNTT - Cơ yếu, Văn phòng Trung ương Đảng cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ: Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền; Cục Chính trị - Tổ chức; Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin; Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng.
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, về phía Tỉnh ủy Bến Tre có đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; tại Tỉnh ủy Sóc Trăng có đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; tại Tỉnh ủy Đồng Tháp có đồng chí Phan Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; tại Thành ủy Cần Thơ có đồng chí Phạm Văn Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng của các tỉnh, Thành ủy.
Nội dung các buổi làm việc tập trung đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, quy định, pháp luật của Nhà nước về công tác cơ yếu, bảo mật, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 56-NQ/TW ngày 5/3/2020 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 11/8/2020 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 56.
Toàn cảnh tại buổi làm việc của Đoàn công tác với Tỉnh ủy Đồng Tháp
Báo cáo của các tỉnh, Thành ủy cho thấy: Thời gian qua các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị đã nghiêm túc quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, các nghị định của Chính phủ về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Ban Thường vụ tỉnh, Thành ủy thường xuyên chỉ đạo, kiện toàn, đổi mới, sắp xếp tổ chức biên chế Cơ yếu các cấp, bảo đảm chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên cơ yếu theo quy định.
Các lực lượng cơ yếu đã thực hiện tốt công tác phối hợp, tham mưu triển khai quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu. Tổ chức, biên chế lực lượng cơ yếu của tỉnh hiện nay cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ thông tin bảo mật cho lãnh đạo, chỉ đạo các cấp; công tác quản lý người làm công tác cơ yếu đi nước ngoài được đảm bảo đúng quy định của pháp luật… Quản lý chặt chẽ các loại tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã đối với lực lượng cơ yếu chuyên trách và kể cả cá nhân, tổ chức sản phẩm mật mã không phải là cơ yếu. Đồng thời, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy trong việc chấp hành nghiêm các chế độ quy định cũng như bảo đảm bí mật nội dung thông tin… Các hệ thống máy mã, sản phẩm mật mã đều được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, phù hợp yêu cầu, tính chất và cấp độ mật của thông tin… Triển khai đồng bộ chữ ký số chuyên dùng công vụ trong các cơ quan, đơn vị toàn tỉnh, thành phố.
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (bên trái) tặng Biểu trưng ngành Cơ yếu Việt Nam cho Tỉnh ủy Bến Tre
Các chế độ chính sách đối với người làm công tác cơ yếu được các tỉnh, Thành ủy thực hiện tương đối đầy đủ. Ban Thường vụ, Lãnh đạo các đơn vị, tổ chức có sử dụng lực lượng cơ yếu thường xuyên quan tâm, động viên cán bộ, nhân viên cơ yếu các đơn vị khắc phục khó khăn, yên tâm công tác. Cán bộ cơ yếu tại các Tỉnh, Thành ủy thực hiện tốt các quy định về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật mật mã, duy trì chế độ trực nghiệp vụ và tổ chức mã hóa, giải mã điện mật đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo mật thông tin lãnh đạo, chỉ đạo trong mọi tình huống, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Tại các buổi làm việc, các tỉnh, Thành ủy cũng đưa ra những khó khăn, vướng mắc và một số tồn tại, hạn chế về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin trên địa bàn thời gian qua. Từ đó, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được và những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ cơ yếu; đồng thời đưa ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác cơ yếu trên địa bàn tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Đoàn công tác chụp ảnh cùng các đại biểu Thành ủy Cần Thơ
Phát biểu tại các buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá cao sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các Tỉnh ủy đối với công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin tại địa phương. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin trong giai đoạn hiện nay.
Đồng chí Phó Trưởng ban Nguyễn Đăng Lực cũng đề nghị các tỉnh, Thành ủy tiếp tục triển khai Nghị quyết 56-NQ/TW ngày 05/3/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ; cấp ủy, các cơ quan cơ yếu trên địa bàn thường xuyên quan tâm rà soát, củng cố tổ chức, đào tạo, bổ sung cán bộ làm công tác cơ yếu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, quản lý giáo dục chính trị tư tưởng, chế độ chính sách đối với người làm công tác cơ yếu. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, xây dựng vị trí việc làm tại các cơ quan cơ yếu, văn phòng cấp ủy. Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ phối hợp triển khai mạng lưới cơ yếu của tỉnh phù hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ công tác cơ yếu. Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về cơ yếu, quản lý người làm công tác cơ yếu của tỉnh. Đảm bảo tuyệt đối công tác bảo mật, an toàn, chính xác, kịp thời. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra bảo mật các cấp, đánh giá, giám sát an toàn thông tin. Tăng cường rà soát, củng cố bảo đảm an toàn hệ thống công nghệ thông tin, an ninh mạng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác cơ yếu.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cùng Đoàn cán bộ của ngành Cơ yếu Việt Nam đã đến thắp hương cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Nguyễn Ngoan
17:00 | 30/10/2023
17:00 | 03/10/2023
17:00 | 31/08/2023
07:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
16:00 | 13/09/2024
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn, đa dạng dữ liệu đã tạo nên những ứng dụng giúp phát hiện sớm, chính xác các mối đe dọa an ninh mạng, tự động hóa trong ứng phó, đánh giá rủi ro góp phần bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số. Ngoài những mặt tích cực mà AI mang lại, công nghệ này cũng phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mà ở đó cần kết hợp với tư duy và sự giám sát của con người.
16:00 | 20/06/2024
Thời gian qua, ngành Tòa án đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử, đây là xu thế tất yếu trong “thời đại số” hiện nay để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử, hội nhập quốc tế và đưa nền tư pháp Việt Nam tiếp cận với những nền tư pháp hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đã có những cải cách mang tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hoạt động Tòa án nhằm tăng cường tiếp cận công lý cho người dân. Trong đó có ứng dụng phần mềm “Trợ lý ảo”.
15:00 | 28/05/2024
Theo một nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 4/2024, năm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kiểm tra cấu hình của gần 14.000 website chính phủ trên khắp đất nước và phát hiện ra những sai sót đáng lo ngại, có thể dẫn đến các cuộc tấn công độc hại.