Trong một cuộc khảo sát gần đây, các chuyên gia CNTT đã báo cáo rằng, sự gia tăng thời gian đào tạo an ninh mạng cũng như gia tăng thất thoát dữ liệu liên quan đến làm việc từ xa và các hoạt động kinh doanh, CNTT đang ngày một tăng trong năm 2021.
Khi đợt cách ly xã hội COVID-19 đầu tiên bắt đầu trong năm 2020, Acronis (công ty công nghệ toàn cầu có trụ sở tại Schaffhausen, Thụy Sĩ) đã khai mạc Tuần lễ Bảo vệ Không gian mạng lần đầu tiên để nâng cao nhận thức và gắn kết với các phương pháp an ninh mạng, nhằm giúp các tổ chức vượt qua những thách thức CNTT hiện nay một cách tốt hơn. Sự kiện này trong năm 2021 đã diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 02/4. Mở rộng sứ mệnh đó hơn nữa, Acronis đã phát hành một báo cáo chuyên sâu để đánh dấu sự kiện này.
Báo cáo Toàn cầu của Tuần lễ Bảo vệ Không gian mạng Acronis năm 2021 thu thập phản hồi từ 4.400 người dùng CNTT cá nhân và các chuyên gia CNTT từ 22 quốc gia khác nhau, nhằm làm sáng tỏ các ưu tiên, mối quan tâm và các điểm yếu trong chiến lược định hướng quyết định đảm bảo an toàn CNTT của họ trong năm tới.
Những điều cần lưu ý đối với đội ngũ CNTT của các chuyên gia CNTT có thể được tóm tắt trong một số điều dưới đây.
Trong Báo cáo toàn cầu của Tuần lễ Bảo vệ Không gian mạng năm 2021, các chuyên gia CNTT luôn lo ngại về các mối đe dọa trên mạng. Gần 80% các chuyên gia CNTT được khảo sát từ khắp nơi trên thế giới cho biết, họ lo ngại về tất cả các mối đe dọa mạng được xác định trong cuộc khảo sát.
Điều đó nói lên rằng, một số loại hướng tấn công và mối đe dọa là đặc biệt phổ biến. Khi được xếp hạng, các mối đe dọa mạng mà các chuyên gia CNTT quan tâm nhất hiện nay là:
Trong đại dịch đã chứng kiến tấn công mạng tăng 400% và một phần ba số tổ chức đều bị tấn công hàng ngày trong năm 2020. Điều này có nghĩa các nhóm CNTT đang có nhiều mối lo ngại về an toàn mạng. Trong khi đó, phương pháp mà các chuyên gia CNTT đã thực hiện để ứng phó lại kém hiệu quả hơn.
79% các chuyên gia CNTT được khảo sát báo cáo rằng họ có tới 10 công cụ bảo mật và bảo vệ khác nhau chạy đồng thời, từ bảo vệ dữ liệu đến chống mã độc, quản lý bản vá thường xuyên và đánh giá lỗ hổng; 21% các chuyên gia CNTT còn lại thậm chí còn có nhiều công cụ hơn thế.
Các giải pháp bảo vệ chắp vá nhưng lại phức tạp này làm cho việc đào tạo, bảo trì và quản lý trở nên khó khăn. Cuối cùng, chúng tạo ra các lỗ hổng bảo mật và sự cách biệt đối với các dịch vụ chưa được tích hợp từ các nhà cung cấp cạnh tranh nhau. Bằng chứng của điều này được thể hiện trong báo cáo: những thách thức lớn mà các đội ngũ CNTT phải đối mặt; tỷ lệ các tổ chức vẫn phải chịu thời gian gián đoạn hoạt động và các ưu tiên của các chuyên gia CNTT vẫn tiếp tục đặt ra trong năm 2021.
Mặc dù sự thay đổi đối với việc tăng cường làm việc từ xa đã diễn ra từ năm 2020, nhưng nhiều chuyên gia CNTT vẫn đang cố gắng vượt qua những thách thức nảy sinh trong quá trình chuyển đổi. Những thách thức chính được các đội ngũ CNTT xác định trong Báo cáo Sẵn sàng An ninh mạng năm 2020 của Acronis từ tháng 09/2020 bao gồm: kích hoạt làm việc từ xa, bảo mật môi trường từ xa, đảm bảo tính khả dụng của ứng dụng và hệ thống mạng của công ty. Đây vẫn là những thách thức hàng đầu mặc dù đã áp dụng tất cả các nguồn lực và dịch vụ mới.
Hơn thế, tình trạng thất thoát dữ liệu dẫn đến thời gian gián đoạn hoạt động đang gia tăng, cụ thể là tăng 7% so với năm 2020 và 18% so với năm 2019. Một nửa số chuyên gia CNTT được khảo sát thừa nhận đã phải hứng chịu thời gian gián đoạn hoạt động trong năm 2020. Hãy xem xét thời gian gián đoạn hoạt động gây ảnh hưởng và tốn kém như thế nào đối với các tổ chức, chắc hẳn điều này sẽ đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự hoạt động của các doanh nghiệp đang áp dụng một hệ thống phòng thủ an ninh mạng chắp vá.
Các ưu tiên CNTT năm 2021
Đối phó trực tiếp với những thách thức này, các chuyên gia CNTT đang ưu tiên tăng cường bảo mật dữ liệu, hiện đại hóa an ninh mạng và hỗ trợ môi trường làm việc từ xa tốt hơn trong tương lai. Để được những mục tiêu đó, 70% chuyên gia CNTT được khảo sát đang có kế hoạch tăng ngân sách của họ so với năm 2020. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp, đặc biệt là những nhà cung cấp giải pháp tích hợp giúp giảm độ phức tạp và tích hợp các khả năng bảo vệ không gian mạng riêng biệt, mang lại sự bảo vệ toàn diện hơn cho dữ liệu, ứng dụng và hệ thống mà các tổ chức hiện đại đang triển khai.
Đỗ Đoàn Kết
(Theo Help Net Security)
09:00 | 29/04/2020
08:00 | 23/04/2020
08:00 | 08/07/2019
10:00 | 25/10/2024
Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát, trong đó, 90% camera tại Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc và chuyển dữ liệu ra nước ngoài.
07:00 | 27/09/2024
Các xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ mật mã đã đặt ra nhiều thách thức đối với quốc phòng - an ninh và ngành Cơ yếu Việt Nam trong giai đoạn mới.
14:00 | 24/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
16:00 | 04/08/2024
Với quyết tâm cao trong công cuộc chuyển đổi số nhằm bắt kịp, không bỏ lỡ “chuyến tàu 4.0”, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số cùng với chương trình đột phá trong cải cách hành chính. Việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin sẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ tham mưu của tỉnh, đặc biệt là lực lượng cơ yếu và đội ngũ cán bộ làm công tác cơ yếu, vừa phải đổi mới, năng động, sáng tạo vừa phải tích cực tham mưu cho cấp ủy, cơ quan các giải pháp bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, phục vụ đắc lực cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.