Chương trình đặt mục tiêu, giai đoạn đến 2025: Xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông (CNTT, ĐTVT) Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, dựa trên những thành tựu mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4), làm động lực thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, chuyển đổi số các hoạt động kinh tế-xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng.
Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, ĐTVT hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Về doanh nghiệp: 50.000 doanh nghiệp CNTT, ĐTVT, trong đó 10 doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD. Phát triển năng lực công nghiệp CNTT, ĐTVT tại địa phương: 10 địa phương đạt doanh thu trên 1 tỷ USD.
Các nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp thực hiện
Dự thảo nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm trong đó đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các khu CNTT tập trung theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư các hạ tầng kỹ thuật, vườn ươm công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, nâng cao tính tự chủ, vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng Việt Nam là điểm đến an toàn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số. Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chương trình xây dựng đô thị thông minh, Chương trình phát triển chính phủ điện tử…
Dự thảo cũng nêu một nhiệm vụ quan trọng nữa là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. Doanh nghiệp, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cần phối hợp với các trường đại học để hình thành các vườn ươm công nghệ khởi nghiệp sáng tạo tại trường, hỗ trợ sinh viên hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.
Dự thảo đề xuất giải pháp thực hiện là: Nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, CNTT, ĐTVT trong bối cảnh CMCN4; khu công nghiệp công nghệ số; trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ số; sản phẩm công nghệ số, bảo hộ sở hữu trí tuệ trên môi trường số; cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài kinh doanh trên nền tảng số.
Cùng với đó hoàn thiện khung pháp lý về mô hình Chuỗi công viên phần mềm; đầu tư, nâng cấp Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở liên kết các địa phương có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, tài chính,.. từ đó hình thành một hệ sinh thái gắn kết chặt chẽ các trung tâm công nghệ số của các lĩnh vực chuyên ngành.
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: Nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, nguồn vốn của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài, bao gồm nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
ĐT
09:00 | 30/03/2020
13:00 | 30/11/2019
08:00 | 09/08/2019
08:00 | 06/06/2020
10:00 | 30/10/2024
Văn phòng Bộ Quốc phòng vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị toàn quân chú trọng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Bộ Quốc phòng. Trong đó, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo cơ quan chức năng, hướng dẫn cơ quan báo chí trong quân đội chủ động phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng.
14:00 | 09/09/2024
Ngày 4/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
17:00 | 31/08/2024
Khi AI trở thành vũ khí của cả kẻ tấn công và chuyên gia an ninh mạng, cuộc chiến trên không gian mạng sẽ diễn ra như thế nào? Liệu chúng ta có thể kiểm soát được sức mạnh của AI hay không?
21:00 | 29/08/2024
Nhà mạng lớn nhất Anh Quốc - EE đã lên tiếng về việc bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của điện thoại thông minh. Nhà mạng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 11 tuổi tiếp xúc với thiết bị này. Hướng dẫn mới được đưa ra trong bối cảnh các bậc phụ huynh ngày càng lo ngại những cạm bẫy tiềm ẩn của việc tiếp cận điện thoại thông minh đối với thanh thiếu niên.