Mới đây, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ , nền tảng chống dịch Covid-19 và các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng.
Bộ TT&TT cho biết, trong thời gian qua, đã xảy ra một số sự cố vi phạm pháp luật về , thông tin khách hàng đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính và cả xử lý hình sự.
Để tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát, triển khai đầy đủ các quy định về an toàn thông tin mạng. Trong đó, một nội dung trọng tâm là tăng cường triển khai các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý và chính sách về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng theo Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Cụ thể, thực hiện các quy định về gửi thông tin theo quy định tại Điều 10, Luật An toàn thông tin mạng; tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng theo quy định tại Điều 16, Luật An toàn thông tin mạng; đồng thời triển khai đầy đủ quy định về “Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân” theo Điều 17, “Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân” theo Điều 18, “Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng” theo Điều 19 của Luật này.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng được yêu cầu tổ chức xây dựng, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và triển khai những giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với các hệ thống thông tin có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân trước ngày 31/3/2022.
Bộ TT&TT cũng lưu ý, các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 10.000 người sử dụng được xác định hệ thống cấp độ 2. Các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của từ 10.000 người sử dụng trở lên được xác định là hệ thống cấp độ 3.
Cùng với đó, Bộ TT&TT còn đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát, thống kê các hệ thống thông tin có xử lý thông tin cá nhân thuộc phạm vi quản lý, hiện trạng triển khai các giải pháp an toàn thông tin mạng, tình hình phê duyệt và triển khai đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Đối với các hệ thống thông tin chưa được phê duyệt, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và hoàn thành phê duyệt cấp độ trước ngày 31/3/2022.
Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 đã quy định rõ các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, theo đó cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thời gian qua trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ . Đơn cử như, Singapore lộ cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe của 1,5 triệu người vào năm 2017; vụ rao bán thông tin 1,5 tỷ người dùng Facebook trên chợ đen vào tháng 9/2021 hay Argentina bị lộ cơ sở dữ liệu căn cước toàn bộ dân số (45 triệu người) trong tháng 10/2021.
Còn tại Việt Nam năm 2017 đã 400.000 khách hàng của Vietnam Airlines đã bị lộ thông tin; lộ lọt thông tin của 5 triệu khách hàng Thế giới di động năm 2018; thông tin 5 triệu người dùng ô tô Việt Nam bị rao bán trên chợ đen vào tháng 9/2021.
Nhận định nguyên nhân của các vụ lộ lọt thông tin cá nhân chủ yếu là do chủ thể thông tin bất cẩn, dễ dãi cung cấp dữ liệu cá nhân và quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa cụ thể.
Để khắc phục tình trạng lộ lọt dữ liệu, các cơ quan nhà nước đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; phát động Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật các nền tảng chuyển đổi số quốc gia; đồng thời yêu cầu các nền tảng số công khai chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và các doanh nghiệp ICT phải thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn DevSecOps.
PV (nguồn ICTnews)
09:00 | 22/04/2022
20:00 | 29/01/2022
14:00 | 16/07/2020
08:00 | 09/04/2024
08:00 | 19/11/2019
09:00 | 23/08/2022
10:00 | 08/10/2021
16:00 | 08/04/2022
07:00 | 14/10/2024
Chiều 08/10, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, với mục tiêu đưa ngành Công nghiệp công nghệ số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam. Việc ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Ngành mà còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, tạo đà cho các đột phá về công nghệ.
14:00 | 07/10/2024
Ant Group, Tencent Holdings và Baidu của Trung Quốc đã hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ bao gồm Microsoft, Google và Meta Platforms để phát triển tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên trên thế giới về bảo mật mô hình ngôn ngữ lớn cho chuỗi cung ứng.
07:00 | 23/09/2024
Trải qua chặng đường gần 80 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác cơ yếu đã luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyệt đối bí mật, chính xác, kịp thời thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang trong mọi tình huống, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
10:00 | 06/09/2024
Hà Lan vừa ban hành lệnh cấm toàn diện việc học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và máy tính bảng đến trường. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm giải quyết tình trạng xao nhãng và giảm khả năng tương tác xã hội của học sinh do các thiết bị điện tử gây ra.