"Chúng tôi đã nói rõ rằng địa chỉ IP và số điện thoại của những người vi phạm quy tắc của chúng tôi có thể được tiết lộ cho các cơ quan có thẩm quyền để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hợp lệ", Ông Pavel Durov, Giám đốc điều hành Telegram cho biết trong một bài đăng.
Để đạt được mục đích đó, công ty hiện tuyên bố rõ ràng trên trang Web của tổ chức: "Nếu Telegram nhận được lệnh hợp lệ từ các cơ quan tư pháp có liên quan xác nhận bạn là nghi phạm trong một vụ án liên quan đến hoạt động tội phạm vi phạm Điều khoản dịch vụ của Telegram, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích pháp lý về yêu cầu đó và có thể tiết lộ địa chỉ IP và số điện thoại của bạn cho các cơ quan có liên quan".
Việc tiết lộ dữ liệu như vậy, theo như công ty cho biết, sẽ được đưa vào các báo cáo minh bạch định kỳ của mình. Công ty cũng lưu ý rằng dịch vụ này có thể thu thập siêu dữ liệu như địa chỉ IP, thiết bị và ứng dụng Telegram đã sử dụng, cũng như lịch sử thay đổi tên người dùng để giải quyết thư rác, lạm dụng và các vi phạm khác.
Điều đáng chú ý là phiên bản trước của chính sách này giới hạn việc chia sẻ thông tin người dùng chỉ trong các trường hợp liên quan đến nghi phạm khủng bố: "Nếu Telegram nhận được lệnh của tòa án xác nhận bạn là nghi phạm khủng bố, chúng tôi có thể tiết lộ địa chỉ IP và số điện thoại của bạn cho các cơ quan có thẩm quyền". Đi kèm với những thay đổi là bản cập nhật cho tính năng tìm kiếm để xóa nội dung có vấn đề khỏi kết quả tìm kiếm và một cơ chế mới cho phép người dùng báo cáo các thuật ngữ và tài liệu tìm kiếm bất hợp pháp thông qua bot @SearchReport để nhóm kiểm duyệt xem xét và xóa sau đó.
Bản cập nhật Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật của Telegram là một bước ngoặt lớn của công ty vốn đã từ chối giám sát nền tảng này trong nhiều năm qua, biến nó thành thiên đường cho tội phạm mạng và các hoạt động bất hợp pháp khác, bao gồm buôn bán ma túy, khiêu dâm trẻ em và Những thay đổi này được cho là bởi vụ bắt giữ nhà sáng lập kiêm - Pavel Durov tại Pháp, vì cáo buộc công ty đã làm ngơ trước nhiều tội phạm đang hoành hành không được kiểm soát trên nền tảng này. Sau đó, ông Pavel được tại ngoại nhưng đã bị lệnh phải ở lại nước Pháp trong khi chờ điều tra.
Trong một động thái khác, cho biết, họ đã cấm các quan chức chính phủ, quân nhân và những người làm việc trong ngành quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng khác sử dụng Telegram, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Nguyệt Thu
13:00 | 27/08/2024
07:00 | 16/09/2024
14:00 | 31/07/2024
12:00 | 21/10/2024
16:00 | 23/09/2024
Ngày 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg, trong đó lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
10:00 | 19/08/2024
Để phòng, chống lừa đảo trực tuyến, trong thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ tập trung vào quản lý xác thực người dùng, rà soát thông tin trên mạng để quản lý không gian mạng, chung tay cùng các bộ, ngành khác đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trực tuyến.
13:00 | 13/08/2024
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07/4/2024 về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng. Trong đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường bảo đảm ATTT mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTT mạng.
13:00 | 17/06/2024
Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND TP. HCM và Đại học Quốc gia TP. HCM, giai đoạn 2022 - 2025 diễn ra sáng ngày 11/6, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị các Sở, ngành cần làm ngay một kế hoạch, chiến lược bài bản, toàn diện về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thành phố.