Dữ liệu từ Crunchbase cho thấy, vốn đầu tư mạo hiểm cho an ninh mạng đang có xu hướng tăng lên trong thập kỷ qua, với khoảng 1.500 công ty nhận được tài trợ kể từ năm 2017. Trong đó, 58% công ty trong giai đoạn gọi vốn hạt giống và 32% là các công ty giai đoạn đầu.
Tổng cộng 702 thỏa thuận đã được công bố vào năm 2019, với tổng số tiền khoảng 7,6 tỷ USD. Vào năm 2020, trong khi số lượng thỏa thuận giảm xuống còn 665, thì tổng vốn đầu tư đã tăng lên 7,8 tỷ USD. Với hơn 3,7 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty an ninh mạng trong những tháng đầu năm 2021, rất có thể kỷ lục này sẽ bị phá vỡ một lần nữa trong năm nay.
Vốn đầu tư mạo hiểm cho an ninh mạng và số lượng công ty được đầu tư theo các năm
Báo cáo của Crunchbase cho biết, ngành công nghiệp an ninh mạng đã có tốc độ phát triển toàn cầu nhanh chóng trong thập kỷ qua. Với nhiều công ty buộc phải chuyển đổi trực tuyến trong thời gian qua, đại dịch chỉ làm tăng thêm tính cấp bách và thiết thực của ngành.
Báo cáo nói thêm, các vi phạm dữ liệu được công bố rộng rãi và gây nhiều thiệt hại cũng đóng góp một phần lớn vào lý do ngành công nghiệp an ninh mạng được mở rộng nhanh chóng.
Tại Mỹ, quốc gia dẫn đầu về số tiền mà ngành công nghiệp an ninh mạng huy động được trong thập kỷ qua với gần 30 tỷ USD, thì từ năm 2019 đến năm 2020, vốn tài trợ cho an ninh mạng đã tăng 22%. Trong khi đó, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm nói chung tại Mỹ ghi nhận sự tăng trưởng 15%.
Theo sau Mỹ là Israel (2,7 tỷ USD), Trung Quốc (1,8 tỷ USD), Anh và Canada về số tiền mà các công ty an ninh mạng đã huy động được từ năm 2011 đến năm 2020. Israel đã ghi nhận mức tăng 65% vào năm 2020 so với năm 2019.
Hơn ba phần tư tài trợ cho an ninh mạng toàn cầu được công bố vào năm 2020 là cho các công ty tại Mỹ với tổng cộng 5,9 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Trong khi gần một nửa số tiền tài trợ được là dành cho các công ty ở California. Các công ty ở New York, Massachusetts, Texas, Minnesota và Maryland cũng có được các khoản đầu tư đáng kể.
Về các nhà đầu tư, top 10 hãng đầu tư mạo hiểm cho an ninh mạng hàng đầu trong năm 2019 và 2020 là Accel, Insight Partners, Techstars, Y Combinator, TenEleven Ventures, Lightspeed Venture Partners, Clearsky, ForgePoint Capital, Intel Capital, Salesforce Ventures và Sequoia Capital.
Thỏa thuận lớn nhất trong năm 2020 đã được công bố bởi công ty an ninh đám mây Netskope, với việc huy động được 340 triệu USD với mức định giá 3 tỷ USD.
Năm 2020 cũng là một năm kỷ lục về số lượng các công ty kỳ lân – các công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD (với sáu công ty kỳ lân mới). Cho đến nay, hơn 30 công ty an ninh mạng đã trở thành các công ty kỳ lân công nghệ.
Tạp chí SecurityWeek đã liên hệ với một số chuyên gia trong ngành để tìm hiểu ý kiến về sự gia tăng của những công ty an ninh mạng kỳ lân. Một số chuyên gia tin rằng đó là kết quả của các chiến lược đầu cơ, trong khi các chuyên gia khác cho rằng nó phản ánh tầm quan trọng ngày càng gia tăng của an ninh mạng.
Đỗ Đoàn Kết
(Theo Security Week)
08:00 | 12/03/2021
15:00 | 22/12/2020
14:00 | 24/07/2020
15:00 | 18/09/2024
Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi xướng sáng kiến thành lập các nhà máy Trí tuệ Nhân tạo (AI Factory) với mục tiêu củng cố vị thế hàng đầu của châu Âu trong phát triển AI đáng tin cậy. Đây là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI, đồng thời đảm bảo sự phát triển của công nghệ này dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và bảo mật cao, nhằm phục vụ lợi ích chung cho cả khu vực và thế giới.
13:00 | 01/08/2024
Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều tạp chí khoa học, điều này gây ra không ít khó khăn trong việc xác định một bài báo cũng như một tạp chí đáng tin cậy. Lựa chọn bài báo chất lượng để kế thừa kết quả là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, công bố khoa học quốc tế, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đang là tiêu chí quan trọng để đánh giá khoa học với các nhà nghiên cứu.
10:00 | 14/05/2024
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban đã đến thăm và làm việc với Thanh tra Chính phủ nhằm phối hợp triển khai các nhiệm vụ về lĩnh vực cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.
11:00 | 13/05/2024
Ngày 8/5, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Trong đó, Luật quy định việc thu thập thông tin sinh trắc học như ADN, mống mắt, giọng nói.